ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SAU PHẪU THUẬT TRIỆT CĂN UNG THƯ HẮC TỐ DA GIAI ĐOẠN II, III TẠI BỆNH VIỆN K

Thanh Phương Vũ 1,, Hồng Thăng Vũ 1, Đại Bình Nguyễn 1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: nhận xét đặc điểm lâm sàng và kết quả sau phẫu thuật triệt căn đơn thuần UTHT da giai đoạn II, III. Đối tượng, phương pháp: mô tả tiến cứu và hồi cứu 130 bệnh nhân UTHT da giai đoạn II, III được điều trị bằng phẫu thuật tại viện K từ 2013-2019. Kết quả:bệnh hay gặp từ 40 đến 79 tuổi, tuổi TB 56,0 ± 1,8, thấp nhất 18 và cao nhất 85, nam/nữ là 1,03. Vị trí hay gặp chi dưới 46,9%, u màu đen 69,9%, thay đổi kích thước hình dạng u 100%, u trên nền da dầy sừng hóa 42,3%, vệ tinh 23,8%, loét u 31,6%. Di căn hạch khu vực 48,5%, giai đoạn 2, 3 là 43,1%, 56,9%. Cắt rộng u, vét hạch khu vực 83,8%; cắt cụt chi, tháo khớp, vét hạch khu vực 16,2%. Tạo hình sau cắt u bằng vạt da cơ có cuống mạch nuôi 13,8%, vạt da hoán vị 7,7% và vá da rời 7%. Biến chứng phù bạch mạch sau vét hạch khu vực 11,5%, tái phát u và hạch khu vực 9,2%. Di căn xa sau điều trị 51,5%, trong đó di căn phổi, gan, não, dưới da và đa tạng tương ứng là 50,7%, 10,5%, 13,4%, 6% và 19,4%. Tỷ lệ sống thêm không bệnh 1, 3, 5 năm tương ứng là 93,8%, 65,9% và 40,7%. Sống thêm toàn bộ 1, 3, 5 năm là 100%, 73,1% và 47,1%. Sống thêm toàn bộ 5 năm giai đoạn 2, 3 là 75,3% và 28%. Kết luận: Bệnh hay gặp: trên 40 tuổi, vị trí chi dưới, u màu đen loang lổ, thay đổi kích thước hình dạng, trên nền da dầy sừng hóa. Tỷ lệ nam / nữ là 1,03, vệ tinh quanh u 23,8%, loét u 31,6%. Di căn hạch khu vực 48,5%, giai đoạn 2, 3 tương ứng là 43,1%, 56,9%. Kết quả sau phẫu thuật cắt rộng u, vét hạch khu vực 83,8%; cắt cụt chi, tháo khớp, vét hạch khu vực 16,2%. Tạo hình khuyết hổng sau cắt u bằng vạt da cơ có cuống mạch nuôi 13,8%, vạt da hoán vị 7,7% và vá da rời 7%. Biến chứng phù bạch mạch sau vét hạch khu vực 11,5%, tái phát u và hạch khu vực 9,2%. Di căn xa sau điều trị 51,5%.Tỷ lệ sống thêm không bệnh sau 1, 3, 5 năm tương ứng là 93,8%, 65,9% và 40,7%. Sống thêm toàn bộ sau 1, 3, 5 năm là 100%, 73,1% và 47,1%. Sống thêm toàn bộ sau 5 năm giai đoạn 2, 3 là 75,3% và 28%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Albino A.P, Reed J.A., McNutt N.S et al. (1997). Molecular Biology of Cutaneous Melanoma, Principles and practice of Oncology. Lippincott Raven, 2, 46.
2. Cutaneous melanoma: Etiology and therapy (2017). Chapter 1: Epidemiology of melanoma. Brisbane (AU): Codon Publications.
3. Marc Hurlbert (2020). 2020 Melanoma mortality rates decreasing despite ongoing increase in incidence. Melanoma research Alliance.
4. Phạm Hoàng Anh và cộng sự (1993), Ung thư Hà Nội 1991- 1992, y học Việt Nam; chuyên đề ung thư, tập 173, số 7, 14-21.
5. Đào Tiến Lục (2001), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và một số yếu tố tiên lượng của ung thư hắc tố. Luận văn bác sỹ nội trú, trường đại học Y Hà Nội.
6. Masback A, Westerdahl J, Ingvar et al. (1997). Cutaneous malignant melanoma in southern Sweden 1965, 1975 and 1985 – prognostic factors and histologic correlations.Cancer, 83, 275-83.
7. Barnhill RL, Fine JA, Roush GC, Berwick M. (1996). Predicting five-year outcome for patients with cutaneous melanoma in a population-based study. Cancer, 78, 427-432.