THỰC TRẠNG SÀNG LỌC TIỀN SẢN GIẬT, SẢN GIẬT Ở NHÓM CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tiền sản giật là một bệnh lí phức tạp thường xảy ra trong ba tháng cuối của thời kì mang thai và có thể gây ra những tác hại nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ và thai nhi. Mục tiêu: Đánh giá thực trạng sàng lọc tiền sản giật, sản giật ở nhóm có yếu tố nguy cơ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thai phụ nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ bị tiền sản giật có khám, quản lý và kết thúc thai kỳ tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng từ tháng 7/2019 đến tháng 9/2020. Kết quả: từ 07/2019 đến 9/2020 có 476 trường hợp có yếu tố nguy cơ tiền sản giật, sản giật: 306 trường hợp không theo dõi, sàng lọc trong quá trình mang thai chiếm 64,3% và 170 trường hợp sàng lọc, theo dõi và tuân thủ điều trị chiếm 35,7%. Kết cục thai kì có 3 trường hợp bị tiền sản giật chiếm 1,8%. Ở nhóm tuổi trên 40 có 16,7% là bị tiền sản giật, nhóm tuổi dưới 40 tỉ lệ tiền sản giật là 1,2%. Có mối liên quan giữa bệnh lý nội khoa với tiền sản giật p<0,01. Kết luận: chỉ có 35,7% thai phụ có yếu tố nguy cơ tiền sản giật tham gia sàng lọc, theo dõi, điều trị. Có mối liên quan giữa bệnh lý nội khoa với tiền sản giật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sàng lọc, tiền sản giật, sản giật
Tài liệu tham khảo
2. Spencer K., Cowans N., Chefetz I., et al. (2007), "First‐trimester maternal serum PP‐13, PAPP‐A and second‐trimester uterine artery Doppler pulsatility index as markers of pre‐eclampsia", Ultrasound in Obstetrics and Gynecology: The Official Journal of the International Society of Ultrasound in Obstetrics and Gynecology, 29 (2), pp. 128-134.
3. Poon L., Kametas N., Chelemen T., et al. (2010), "Maternal risk factors for hypertensive disorders in pregnancy: a multivariate approach", Journal of human hypertension, 24 (2), pp. 104-110.
4. Parra‐Cordero M., Rodrigo R., Barja P., et al. (2013), "Prediction of early and late pre‐eclampsia from maternal characteristics, uterine artery Doppler and markers of vasculogenesis during first trimester of pregnancy", Ultrasound in Obstetrics & Gynecology, 41 (5), pp. 538-544.
5. Bodnar L. M., Ness R. B., Markovic N., et al. (2005), "The risk of preeclampsia rises with increasing prepregnancy body mass index", Annals of epidemiology, 15 (7), pp. 475-482.
6. Sohlberg S., Stephansson O., Cnattingius S., et al. (2012), "Maternal body mass index, height, and risks of preeclampsia", American journal of hypertension, 25 (1), pp. 120-125.
7. Bartsch E., Medcalf K. E., Park A. L., et al. (2016), "Clinical risk factors for pre-eclampsia determined in early pregnancy: systematic review and meta- analysis of large cohort studies", Bmj, 353.
8. Organization W. H. (1995), "Physical status: The use of and interpretation of anthropometry, Report of a WHO Expert Committee".
9. Velauthar L., Plana M., Kalidindi M., et al. (2014), "First‐trimester uterine artery Doppler and adverse pregnancy outcome: a meta‐analysis involving 55 974 women", Ultrasound in Obstetrics & Gynecology, 43 (5), pp. 500-507.