TÌM HIỂU MỐI LIÊN QUAN CỦA TÌNH TRẠNG NHIỄM HPV VỚI CÁC TRIỆU CHỨNG LẦM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỔ TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG

Vũ Dũng Lưu 1,
1 Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chỉ định cắt tử cung hoàn toàn hay bán phần trong u xơ tử cung căn cứ vào nhiều yếu tố trong đó có kết quả xét nghiệm HPV. Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan của tình trạng nhiễm HPV với các triệu chứng lấm sàng, cận lâm sàng cổ tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 420 bệnh nhân thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng từ tháng 6/2019 đến tháng 12/2019 tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung là 7,1%. Tỷ lệ có tổn thương cổ tử cung ở nhóm HPV dương tính cao gấp 1,7 lần nhóm không tổn thương cổ tử cung (p =0,12). Tỷ lệ nhiễm HPV ở nhóm có soi cổ tử cung bất thường gấp 2,21 lần nhóm soi cổ tử cung bình thường (p = 0,04). Tỷ lệ nhiễm HPV của nhóm có tế bào học cổ tử cung bất thường gấp 9,2 lần nhóm có tế bào học bình thường (p = 0,004). Kết luận: Tỷ lệ nhiễm HPV là 7,1%. Tỷ lệ nhiễm HPV ở nhóm có soi cổ tử cung bất thường cao hơn nhóm soi cổ tử cung bình thường (p = 0,04). Tỷ lệ nhiễm HPV của nhóm có tế bào học cổ tử cung bất thường cao hơn nhóm có tế bào học bình thường (p = 0,004).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chamot E, Kristensen S, Stringer J SA., Mwanahamuntu M, (2010), “Are treatments for cervical precancerous lesions in less developed countries safe enough to promote scaling of cervical screening programs? A systematic rewiew”, BMC Women’s Health¸ 10, pp.11. doi: 10.1186/1472- 6874-10-11.
2. Nguyễn Vũ Quốc Huy, (2014), "Xét nghiệm HPV trong sàng lọc ung thư cổ tử cung: Cập nhật 2014", Tạp chí Phụ Sản, tập 12, số 2, tr. 08- 14.
3. Bùi Diệu, Vũ Thị Hoàng Lan và cộng sự, (2010), "Tình hình nhiễm HPV tại Hà Nội", Tạp chí Y học thực hành- Bộ Y tế, số 745- số 12/2010, tr. 5-6.
4. Cao Minh Chu, Lê Trung Thọ, (2013), “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Human Papilloma virus ở phụ nữ Cần Thơ và một số yếu tố liên quan”, Tạp chí Y học Thực hành, Bộ Y tế, 875, tr. 41- 44.
5. Lê Quang Vinh, Phạm Thị Thanh Yên, Nguyễn Khánh Dương, Lê Hoàng Linh, Đào Duy Quân và cộng sự, (2015), “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Human Papilloma virus ở cán bộ nữ Bệnh viện Phụ Sản Trung ương”, Tạp chí Phụ Sản, Tập 13,(2), tr. 9-11
6. Denny L, Quinn M, Sankaranarayanan R, (2006), "Chapter 8: Screening for cervical in developing coutries", Vaccine, 24S3, pp. S3/71- S53/77.
7. Baseman J.G, Koutsky L.A, (2005), “The epideminology of Human Papilloma virus infection”, Journal of Clinical Virology, 32S, pp. 16- 24.
8. Lâm Đức Tâm (2017), "Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Human Papilloma virus, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị các tổn thương cổ tử cung ở phụ nữ Thành phố Cần Thơ", Luận văn Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y - Dược Huế.