VAI TRÒ CỦA ĐO ẢNH ĐỘNG NHÃN ĐỒ (VNG) TRONG CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

Minh Kỳ Lê 1,2,, Thị Như Quỳnh Đồng 2, Phương Thanh Trần 2, Việt Cường Đoàn 2, Đình Lương Dương 2, Thị Tố Uyên Nguyễn 3
1 Đại học QG Hà Nội (VNU)
2 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chóng mặt là một rối loạn thường gặp, bệnh nhân bị chóng mặt có thể tới khám và điều trị ở các chuyên khoa khác nhau như nội thần kinh, lão khoa, nội khoa, tai mũi họng... Mỗi chuyên khoa lại có tiếp cận khác nhau trong chẩn đoán, xét nghiệm thăm dò thường làm nhất là chụp CT và MRI sọ não. Tuy vậy đôi khi vẫn bỏ sót nhiều chẩn đoán nguyên nhân. Hệ thống VNG có thể ghi lại và lượng giá được hệ thống vận động nhãn cầu và phản xạ tiền đình mắt (VOR). Chúng tôi sử dụng bộ test đánh giá tiền đình gồm VNG và vHIT và thăm dò thính học để sàng lọc và phân loại nguyên nhân rối loạn tiền đình, chụp CT hoặc MRI sọ não nếu cần. Mục tiêu nghiên cứu nhằm phân loại các nguyên nhân gây rối loạn tiền đình đến khám tại phòng khám TMH dựa trên bộ test đánh giá. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 668 bệnh nhân đến khám vì chóng mặt tại phòng khám TMH BV đa khoa Tâm Anh Hà Nội từ tháng 11/2018 đến tháng 7/2019. Tất cả bệnh nhân đều được khám lâm sàng, làm các nghiệm pháp tiền đình đơn giản và được đánh giá bằng bộ test trên hệ thống VNG, vHIT (Interacoustic), các thăm dò thính học như đo thính lực đơn âm, nhĩ lượng. Kết quả: Rối loạn tiền đình do nguyên nhân trung ương chiếm 55,9%, chóng mặt do rối loạn tiền đình ngoại biên có chiếm 63,9%. Trong số các nguyên nhân ngoại biên, BPPV (Bệnh thạch nhĩ lạc chỗ) chiếm nhiều nhất với tỷ lệ 66,5%; Sau đó là Bệnh Meniere chiếm 27,6%; Viêm thần kinh tiền đình chiếm 22,2%. Bệnh thạch nhĩ lạc chỗ ống bán khuyên sau chiếm đa số 83,5%, ống bán khuyên ngang 26,8% và ống bán khuyên trước 14,8%. Bệnh thạch nhĩ lạc chỗ cả hai bên đồng thời chiếm 33,5%. Kết luận: Bộ test thăm dò chức năng tiền đình VNG, vHIT, thăm dò thính học là một thăm dò cần thiết trong chẩn đoán nguyên nhân rối loạn thăng bằng chóng mặt, cung cấp các dữ liệu khách quan, tin cậy trong xác lập chẩn đoán nguyên nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Brevern M von, Radtke A, Lezius F, Feldmann M, Ziese T, Lempert T, Neuhauser H. Epidemiology of benign paroxysmal positional vertigo: a population based study. J Neurol Neurosurg Psychiatry 2007;78:710–715. doi: 10.1136/jnnp.2006.100420.
2. International Classification of Vestibular Disorders (ICVD). Journal of Vestibular Research, Volume 31 (2021)
3. Loreta Ungureanu, S. Cozma, Luminiţa Rădulescu, D. Mârţu. Contribution of the audiological and vestibular assessment to the differential and etiological diagnosis
of peripheric vestibular syndromes International Journal of Medical Dentistry. volume 2 • issue 3 July/ September 2012 • pp. 150-155
4. Neuhauser HK et al. Neurology 2005; 65: 898 – 904 (ref. from International Medical News 2007; 3:1).
5. Jaroslaw Milonski, Piotr Pietkiewicz, Marzena Bielinska, Krzysztof Kusmierczyk, Jurek Olszewski. The use of videonystagmography head impulse test (vhit) in the diagnostics of semicircular canal injuries in patients with vertigo. International Journal of Occupational Medicine and Environmental Health 2014; 27(4):583 – 590
6. Panduranga Kamath M, Vijendra Shenoy S, Suja Sreedharan, Kiran Bhojwani, Sujith Sam Mammen, Nazeem Abdul Majeed . Role of electronystagmography in balance disorders: A clinical study Indian Journal of Otology | July 2015 | Vol 21 | Issue 3 |
7. Simon.I.Angeli, Sandra.Velandia, Hillary.Snapp. Head-shaking nystagmus predicts greater disability in unilateral peripheral vestibulopathy American Journal of Otolaryngology–Head and Neck Medicine and Surgery 32(2011)522–527