ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN CÓ BIẾN CHỨNG BỆNH NÃO GAN

Duy Thông Võ 1,2,, Thị Vân Anh Hồ 1
1 Khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Khoa Nội Tiêu hoá, Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân xơ gan có biến chứng bệnh não gan (BNG) lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 92 bệnh nhân xơ gan có biến chứng BNG. Tiêu chuẩn chẩn đoán xơ gan bao gồm hội chứng suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa; siêu âm bụng hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT scan) bụng cho thấy tổn thương gan mạn (cấu trúc thô, nhiều nốt tân sinh, bờ không đều...). Tiêu chuẩn chẩn đoán BNG lâm sàng bao gồm dựa vào đặc điểm lâm sàng của BNG (rối loạn nhận thức, rối loạn giấc ngủ, thay đổi nhân cách, thay đổi hành vi, suy giảm ý thức, lời nói, dấu run vẫy...) và loại trừ các nguyên nhân khác gây rối loạn tâm thần kinh. Kết quả: Tuổi trung bình là 55,5 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 2,7:1. Rối loạn tri giác (47,8%) và xuất huyết tiêu hóa (23,9%) là nguyên nhân chính dẫn tới nhập viện. BNG độ III chiếm đa số với tỷ lệ 62,0%; tiếp theo là độ IV với tỷ lệ 30,4%. Hemoglobin, tiểu cầu và albumin máu giảm ở hầu hết bệnh nhân (77,2%; 89,1% và 96,7%). NH3 máu tăng chiếm đa số ở cả ba mức độ BNG. Kết luận: BNG độ III chiếm đa số và thường xuất hiện nhiều triệu chứng cùng lúc. Cần chú ý tầm soát việc giảm hemoglobin, giảm tiểu cầu giảm, giảm albumin máu, kéo dài PT và tang bilirubin để tiên lượng xơ gan tiến triển. Ngoài ra dấu hiệu tăng NH3 cũng cần lưu ý ở các bệnh nhân BNG ở tất cả các mức độ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bajaj JS, Schubert CM, Heuman DM. Persistence of cognitive impairment after resolution of overt hepatic encephalopathy. Gastroenterology 2010; 138:2332-2340.
2. Ferenci P, Lockwood A, Mullen K. Hepatic encephalopathy - definition, nomenclature, diagnosis, and quantification: final report of the working party at the 11th World Congresses of Gastroenterology, Vienna. Hepatology 2002; 35: 716-721.
3. Montagnese S, De Pitta C, De Rui M. Sleep-wake abnormalities in patients with cirrhosis. Hepatology 2014;59:705-712
4. Umeshverma JR-I, Gupta PK, Virmani SK. Clinical spectrum of precipitating factors of hepatic encephalopathy in patient of liver cirrhosis. IOSR Journal of Dental and Medical Sciences. 2018;17(7):17-22.
5. Maqsood S, Saleem A, Iqbal A. Precipitating factors of hepatic encephalopathy: experience at Pakistan Institute of Medical Sciences Islamabad. Journal of Ayab Medical College Abbottabad. 2006; 18(4):57-61.
6. Lê Hà Xuân Sơn. Khảo sát mối tương quan giữa các yếu tố thúc đẩy và tử vong trên bệnh nhân Bệnh não gan loại C. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. 2015. Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, tr. 1-70
7. Mumtaz K, Ahmed US, Abid S. Precipitating Factors and The Outcome of Hepatic Encephalopathy in Liver Cirrhosis. Journal of the College of Physicians and Surgeons Pakistan. 2010; 20(8): 514-518.
8. Gundling F, Zelihic E, Seidl H. How to diagnose hepatic encephalopathy in the emergency department. Annals of Hepatology. 2013;12:108-114.