TÌNH HÌNH NHIỄM TRÙNG TIẾT NIỆU Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN - NHI ĐÀ NẴNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiễm trùng tiết niệu là một bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt cao ở nữ giới và nhóm tuổi đang hoạt động sinh dục, ở người có thai, phụ nữ mãn kinh. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm trùng tiết niệu ở phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nhiễm trùng tiết niệu ở thai phụ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 149 phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng từ 01- 06/2020. Các thai phụ được phỏng vấn, thăm khám và làm xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định tỉ lệ nhiễm trùng tiết niệu, khảo sát tác nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan. Kết quả: Tỷ lệ NTTN ở thai phụ là 13,4% trong đó đều là nhiễm trùng niệu không triệu chứng. Tác nhân gây NTTN là Staphylococcus 60,0%; tiếp theo là S. aureus 25,0%; E. coli 5,0%; K. pneumoniae 5,0% và Candida sp 5,0%. Kết quả nghiên cứu cho thấy NTTN không có mối liên quan với tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thai kỳ, số lần mang thai, số lần vệ sinh sinh dục trong ngày. Kết luận: Tỷ lệ NTTN không triệu chứng ở phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng là 13,4% và chưa tìm thấy các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng niệu ở thai phụ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhiễm trùng tiết niệu, phụ nữ mang thai, bệnh viện Phụ sản- Nhi Đà nẵng
Tài liệu tham khảo
2. Anne CCL et al (2020) Urinary tract infections in pregnancy in a rural population of Bangladesh: populationbased prevalence, risk factors, etiology, and antibiotic resistance. BMC Pregnancy and Childbirth, 20 (1).
3. Bộ Y tế (2017). Cấy nước tiểu, Hướng dẫn thực hành kỹ thuật xét nghiệm Vi sinh lâm sàng. Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội, 138-143.
4. Lê Triệu Hải, Nguyễn Duy Tài (2011) Giá trị chẩn đoán của tổng phân tích nước tiểu trong chẩn đoán nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng ở thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tạp chí Nghiên cứu y học sản phụ khoa, Y học TP Hồ Chí Minh, tập 15, phụ bản 1.
5. El-Kashif MML. (2019) Urinary Tract Infection among Pregnant Women and its Associated Risk Factors: A Cross-Sectional Study. Biomed Pharmacol J 12(4), 2003-2010.
6. Faidah H S, Ashshi A M, El-Ella Ga A, Al-Ghamdi A K and Mohamed A (2013) Urinary tract infections among pregnant women in Makkah, Saudi Arabia. Biomed. Pharmacol. J. 6, 1-7
7. Kalantar E, Farhadifar F, Nikkho B. (2008) Asymptomatic bacteriuria among pregnant women refer to Outpatient Clinics in Sanandaj, Iran. Int Braz J Urol. 34(6),699-707.
8. Laily F, Lutan D, Amelia S, Tala MRZ, Nasution TA, (2018) Associated risk factors for urinary tract infection among pregnant women at Puskesmas Kenangan, Deli Serdang district. In: IOP Conf. Series: Earth and Environmental Science Vol. 125. Institute of Physics Publishing.