ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BỔ SUNG LỢI KHUẨN LACTOBACILLUS CASEI SHIROTA (LcS) TRÊN TRẺ 3 – 5 TUỔI BỊ TÁO BÓN CHỨC NĂNG TẠI 4 XÃ, TỈNH THANH HÓA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus casei Shirota lên cải thiện tình trạng táo bón của trẻ 3 – 5 tuổi bị táo bón chức năng. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng, ngẫu nhiên, có đối chứng trên 216 trẻ bị táo bón chức năng tại 4 xã thuộc 2 huyện Yên Định và Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa được chia làm 2 nhóm (nhóm can thiệp và nhóm chứng). Các triệu chứng táo bón được thu thập trước, trong và sau can thiệp. Kết quả: Sau 12 tuần can thiệp: số lần đại tiện/1 tuần ở nhóm can thiệp tăng lên 0,5 lần so với ban đầu, ở nhóm chứng không có sự cải thiện. Tỷ lệ trẻ có phân dạng 2 ở nhóm can thiệp là 5,6% và 35,2% phân dạng 3, nhóm chứng là 8,3% phân dạng 2 và 41,7% phân dạng 3. Tỷ lệ són phân của trẻ ở nhóm can thiệp là 2,8% và 3,7% ở nhóm chứng, có sự cải thiện tốt hơn về tỷ lệ nhịn đi đại tiện ở nhóm can thiệp so với nhóm chứng. Tỷ lệ trẻ có triệu chứng phân cứng, phân to giảm rõ rệt so với nhóm chứng. Kết luận: Tình trạng táo bón của trẻ 3 - 5 tuổi bị mắc táo bón chức năng được cải thiện sau can thiệp bằng lợi khuẩn Lactobacillus casei Shirota.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lactobacillus casei chủng Shirota, táo bón chức năng, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Rajindrajith, S., Devanarayana, N.M., Perera, B.J.C., et al., (2016). Childhood constipation as an emerging public health problem. World journal of gastroenterology. 22(30): p. 6864.
3. Nguyễn Thị Phương Mai (2013). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Viện Dinh dưỡng (2020). Thống kê về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em qua các năm.
5. Rasquin, A., Di Lorenzo, C., Forbes, D., et al., Childhood functional gastrointestinal disorders: child/adolescent. Gastroenterology, 2006. 130(5): p. 1527-1537.
6. Coccorullo, P., Strisciuglio, C., Martinelli, M., et al., (2010). Lactobacillus reuteri (DSM 17938) in infants with functional chronic constipation: a double-blind, randomized, placebo-controlled study. The Journal of pediatrics. 157(4): p. 598-602.
7. Đỗ Thị Minh Phương (2014). Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và đánh giá hiệu quả điều trị táo bón chức năng ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung Ương, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Tabbers, M., de Milliano, I., Roseboom, M., et al., (2011). Is Bifidobacterium breve effective in the treatment of childhood constipation? Results from a pilot study. Nutrition journal. 10(1): p. 1-5.