ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA CAO TẠI BỆNH VIỆN K

Nguyên Hưng Thái 1,
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) cao là một cấp cứu nội ngoại khoa chiếm khoảng 75,0% các trường hợp XHTH. Điều trị XHTH còn gặp nhiều khó khăn do bệnh nhân thường đến muộn, nhiều trường hợp mất máu nặng, huyết động không ổn định, sốc mất máu đòi hỏi vừa hồi sức, can thiệp và/hoặc phẫu thuật cấp cứu. Những năm gần đây tại bệnh viện K, số lượng bệnh nhân XHTH được cấp cứu ngày càng tăng. Bởi vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm của bệnh lý XHTH cao trên bệnh nhân ung thư và đánh giá kết quả xử trí phẫu thuật (PT) bệnh lý XHTH cao. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả những bệnh nhân không phân biệt tuổi, giới, được chẩn đoán XHTH cao và được điều trị phẫu thuật tại khoa ngoại bụng 2, bệnh viện K. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả. Địa điểm nghiên cứu : Bệnh viện K Trung ương. Thời gian: 1/2019-12/2020. Kết quả nghiên cứu: Có 28 BN, nam 23 (82,1%), nữ 5(17,9%). Tuổi trung bình: 61,0. Tỷ lệ loét dạ dày tá tràng (DD-TT), thủng ổ loét DD-TT cũ chiếm  50,0%. 17,8% sốc mất máu. Nôn máu và ỉa phân đen chiếm 35,7%. Ỉa phân đen: 64,3%. NSDD Forrest IA và IB chiếm 25,0%. Thiếu máu nặng 28,6%, thiếu máu vừa 28,6%, nhẹ 42,8%. Truyền máu ≥ 5 ĐV: 32,1% (9 BN), <5 ĐV: 50,0% (14 BN). Mổ cấp cứu 25,0%, cấp cứu trì hoãn 21,4%. Tỷ lệ bệnh lý: XHTH do UTDD: 78,6% (22/28), XHTH do loét HTT: 14,3% (4/28), XHTH do loét DD:7,1% (2/28). Kết quả PT Không có BN tử vong, 1 BN rò mật sau mổ điều tri nội. 1 BN tái XHTH sau mổ khâu cầm máu ổ loét HTT, nối vị tràng điều trị nội khoa bằng PPI. Kết luận: Bệnh lý XHTH cao tại BV K do ung thư dạ dày, loét dạ dày chảy máu, loét hành tá tràng chảy máu với tỷ lệ 78,6; 7,1; 18,3 trong đó tổn thương loét hành tá tràng thủng vào động mạch vị tá tràng là tổn thương  nặng, gây sốc mất máu, can thiệp cầm máu qua NSDD có tỷ lệ thất bại cao, xử trí phẫu thuật khó khăn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Chiều Dương, Lê Văn Thiệu, Hoàn Thị Hiên: Đánh giá kết quả tiêm, kẹp Clip và esomeprazol (nexium) trong điều trị XHTH cao do loét dạ dày-tá tràng. Y học Việt nam (2015), 11, tr. (275-282).
2. Nguyễn Thị Hạnh: Nghiên cứu đánh giá tiên lượng xuất huyết tiêu hóa trên theo thang điểm BLATCHFORD tại bệnh viện đa khoa Tiền giang.Y học Việt nam (2017)(9), tr. 302-308.
3. Đào Việt Hằng, Nguyễn Thanh Long, Trần Quốc Tiến, Đào Văn Long: Đánh giá kết quả cầm máu can thiệp qua nội soi trong xuất huyết tiêu hóa trên tại bệnh viện đại học Y hà nội từ 2013-2017. Y học thực hành 1 (2018), tr.57-59.
4. Thái Nguyên Hưng, Trịnh Văn Tuấn: Điều trị phẫu thuật chảy máu đường mật do sỏi có sử dụng nội soi đường mật bằng ống soi mềm.Nghiên cứu Y học 83(2013), tr. 63-67.
5. Đào Văn Long và CS: Nghiên cứu về xuất huyết tiêu hóa trên không do tăng áp lực tĩnh mạch cửa tại 17 bệnh viện lớn ở Việt nam. Y học Việt Nam 1(2015), tr. 109113).
6. Nguyễn Thắng Toản: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa cao tại bệnh viện Việt Tiệp Hải phòng. Y học Việt Nam 11(2015), tr.102-107.
7. Alberti L.R, Santos R.S(2016): Upper Gastrointestinal Bleeding in Oncological Patients Gastroenterology and Hepatology :open Acces .Volum 4.Isue 6.
8. Church N.I, Letard J.C (2011): “Endoscopic treatment of upper gastrointestinal hemorrage in patient with peptic ulcer”, Gastrointestinal Endoscopy in Practice, Elsilver Churchil Livingstone, pp. 209-214.