CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG BỆNH LAO MÀNG NÃO TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Phương Thảo Nguyễn 1, Văn Lâm Nguyễn 1,
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh lao là một nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh tật ở trẻ em. Lao màng não là thể lao nặng, có nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố tiên lượng của Lao màng não ở trẻ em tại BV Nhi TW. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp hồi cứu và tiến cứu tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán lao màng não tại BV Nhi TW từ tháng 06/2015 đến tháng 5/2021. Kết quả: có 125 bệnh nhân lao màng não trong 6 năm từ tháng 06/2015 đến tháng 5/2021, tuổi mắc bệnh chủ yếu dưới 5 tuổi (81%), tỷ lệ nam/nữ là 1,6:1; tiếp xúc với nguồn lây lao (55,6%). Thời gian từ khi có triệu chứng đến khi chẩn đoán trung bình là 25 ngày. Triệu chứng thường gặp nhất là sốt (98%), gầy sút cân (52%); co giật (47%), tăng trương lực cơ (56%), dấu hiệu màng não (71%), liệt thần kinh sọ (35,2%), tỷ lệ các mức độ nặng (theo BMRC) I, II, III tương ứng 22,4%, 38,4%, 39,2%. Số lượng tế bào DNT < 100 BC/ml chiếm 53,6%, protein dịch não tủy trung vị 2 g/l (tứ phân vị: 1,4 – 3,8); Natri máu giảm chiếm (87,2 %). Tỷ lệ nuôi cấy và PCR lao dương tính trong DNT là (70,4%). Tổn thương trên MRI sọ não (85,5%), giãn não thất (80%). Chậm trễ chẩm đoán, mức độ nghiêm trọng trên lâm sàng lúc chẩn đoán, tình trạng tăng trương lực cơ là yếu tố tiên lượng tử vong. Tuổi < 5, chậm trễ chẩn đoán, mức độ nghiêm trọng trên lâm sàng, tăng trương lực cơ, mức độ giảm Natri máu, giãn não thất có liên quan đến tăng nguy cơ kết hợp di chứng thần kinh hoặc tử vong. Kết luận: Viêm màng não do lao ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi trung ương gặp nhiều ở trẻ ≤ 5 tuổi, có tỷ lệ tử vong và di chứng đáng kể. Chậm trễ trong chẩn đoán, tình trạng tăng trương lực cơ, mức độ nghiêm trọng trên lâm sàng (theo BMRC), tăng trương lực cơ, mức độ giảm Natri máu, giãn não thất là các yếu tố tiên lượng tử vong và di chứng thần kinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Global tuberculosis report 2020. , accessed: 17/10/2021.
2. Marais B.J. và Pai M. (2007). Recent advances in the diagnosis of childhood tuberculosis. Arch Dis Child, 92(5), 446–452.
3. Daniel B.D., Grace G.A., và Natrajan M. (2019). Tuberculous meningitis in children: Clinical management & outcome. Indian J Med Res, 150(2), 117–130.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế Quyết định 4263/QĐ-BYT năm 2018 về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao. .
5. Ge T. và Th T. (2005). Tuberculous meningitis: many questions, too few answers. Lancet Neurol, 4(3).
6. Bang N.D., Caws M., Truc T.T. và cộng sự. (2016). Clinical presentations, diagnosis, mortality and prognostic markers of tuberculous meningitis in Vietnamese children: a prospective descriptive study. BMC Infect Dis, 16(1), 573.
7. Thwaites G.E., Chau T.T.H., và Farrar J.J. (2004). Improving the Bacteriological Diagnosis of Tuberculous Meningitis. J Clin Microbiol, 42(1), 378–379.
8. Rohlwink U.K., Kilborn T., Wieselthaler N. và cộng sự. (2016). Imaging Features of the Brain, Cerebral Vessels and Spine in Pediatric Tuberculous Meningitis with Associated Hydrocephalus. Pediatr Infect Dis J, 35(10), e301–e310.