KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM PHÚC MẠC RUỘT THỪA Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị viêm phúc mạc ruột thừa ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang. Gồm 95 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa tại khoa Ngoại tổng hợp, bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01/2021 đến tháng 06/2021. Kết quả: Tuổi phẫu thuật trung bình 7,37±3 tuổi; tỷ lệ nam/ nữ ≈ 1,5; 25,3% BN viêm phúc mạc khu trú, 74,7% viêm phúc mạc toàn thể. Ruột thừa ở hố chậu phải 75,8% và 24,2% ở vị trí khác. Thời gian phẫu thuật trung bình 54,79±17,46 phút. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình 7,97±2,07 ngày. Tỷ lệ biến chứng là 9,47%. Kết luận: Phẫu thuật nội soi viêm phúc mạc ruột thừa ở trẻ em là an toàn, hiệu quả và ít có biến chứng sau phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm phúc mạc ruột thừa, phẫu thuật nội soi, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Đại, Trần Quãng và Linh, Trương Nguyễn Uy (2016), ""Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa có biến chứng ở trẻ em"", Y Học TP. Hồ Chí Minh. 20(1), tr. 180-184.
3. Lãm, Phạm Lê Huy, Uyên, Nguyễn Thị Bích và Linh, Trương Nguyễn Uy (2019), "Kết quả điều trị viêm phúc mạc ruột thừa không dẫn lưu ở trẻ em bằng kỹ thuật nội soi", Y Học TP. Hồ Chí Minh. 23(1), tr. 174-179.
4. Lê Huy Thạch, Lê Văn Thanh, Đỗ Thùy Dung, Ngô Văn Thắng (2021), "Đặc điểm đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại bệnh viện đa khoa tỉnh ninh thuận năm 2020", Y Học TP. Hồ Chí Minh. 25(1), tr. 178-185.
5. Nguyễn Thị Hồng Vân, Trần Ngọc Sơn, Phạm Đức Hiệp (2021), "Điều trị viêm phúc mạc ruột thừa ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi một trocar không đặt dẫn lưu ", Tạp Chí Y Học Việt Nam 498 ( 1 ), tr. 170-174.
6. Chang, H. K. et al. (2013), "Feasibility of a laparoscopic approach for generalized peritonitis from perforated appendicitis in children", Yonsei Med J. 54(6), tr. 1478-83.
7. Frongia, G. et al. (2016), "Predicting Postoperative Complications After Pediatric Perforated Appendicitis", J Invest Surg. 29(4), pp. 185-94.
8. Ikeda, Hitoshi et al. (2004), "Laparoscopic versus open appendectomy in children with uncomplicated and complicated appendicitis", Journal of Pediatric Surgery. 39(11), pp. 1680-1685.
9. Schmidt, Yannick Michael et al. (2020), "Prophylactic Drain Placement in Childhood Perforated Appendicitis: Does Spillage Matter?", Frontiers in Pediatrics. 8.
10. Wang, X. et al. (2009),"Complicated appendicitis in children: is laparoscopic appendectomy appropriate? A comparative study with the open appendectomy--our experience", J Pediatr Surg. 44(10), pp. 1924-7.