ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LẤY TUỶ BUỒNG RĂNG HÀM SỮA Ở TRẺ 4-8 TUỔI VỚI MTA VÀ BIODENTINE

Thị Thuỳ Linh Lê 1,, Minh Giang Lê 1, Thị Thu Phương Nguyễn 1
1 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh lý tuỷ răng sữa là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em. Để điều trị bệnh lý này đã có nhiều phương pháp được sử dụng và lấy tuỷ buồng là một trong những kỹ thuật được dùng phổ biến cho trẻ. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là vật liệu đặt trong tủy buồng. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả điều trị lấy tủy buồng răng hàm sữa ở trẻ 4-8 tuổi bằng Biodentine so với nhóm chứng sử dụng MTA. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng tiến hành trên 77 trẻ từ 4-8 tuổi với 192 hàm sữa phù hợp với chỉ định lấy tuỷ buồng được chia thành 2 nhóm. Mỗi nhóm có 96 răng trong đó nhóm I sử dụng MTA đặt trong buồng tuỷ và nhóm II là Biodentine. Sau 9 tháng theo dõi tỷ lệ thành công trên lâm sàng và Xquang của nhóm I là 98,7% và 96,1%; nhóm II tương ứng là 98,8% và 97,6%; sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Từ đó có thể kết luận: Biodentine và MTA có tỷ lệ thành công tương tự nhau trong điều trị lấy tuỷ buồng răng hàm sữa ở trẻ sau 9 tháng điều trị. Tuy nhiên cần có thời gian theo dõi dài hơn để đánh giá chính xác hiệu quả của vật liệu này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American Academy of Pediatric Dentistry: Reference Manual. Guideline on Pulp Therapy for Primary and Immature Permanent Teeth. 2014;37(6): 244-252.
2. Eidelman E, Holan G, Fuks AB. Mineral trioxide aggregate vs formocresol in pulpotomized primary molars: a preliminary report. Pediatric Dentistry. 2001;23,15–18.
3. Torabinejad M, Chivian N. Clinical applications of mineral trioxide aggregate. Journal of Endodontics. 1999;25,197– 205.
4. Marconyak Jr LJ, Kirkpatrick TC, Roberts HW et al. A comparison of coronal tooth discoloration elicited by various endodontic reparative material. J Endod. 2016;42(3):470-473.
5. Andiara De Rossi et al. Comparison of Pulpal Responses to Pulpotomy and Pulp Capping with Biodentine and Mineral Trioxide Aggregate in Dogs. J Endod. 2014;40(9):1362-1369.
6. Chen JW, Jorden M. Materials for primary tooth pulp treat- ment: the present and the future. Endod Topics. 2010;23:41–49.
7. Nowicka A, Wilk G, Lipski M, Kołecki J, Buczkowska-Radlińska J. Tomographic evaluation of reparative dentin formation after direct pulp capping with Ca(OH)2, MTA, biodentine, and dentin bonding system in human teeth. J Endod. 2015;41:1234–1240.
8. Rajasekharan S, Martens LC, Vandenbulcke J, et al (2016). Efficacy of three different pulpotomy agents in primary molars: a randomized control trial. Epub, 50, 3, 215-228.
9. Nasrallah H, El Noueiri B, Pilipili C, Ayoub F. Clinical and Radiographic Evaluations of BiodentineTM Pulpotomies in Mature Primary Molars (Stage 2). Int J Clin Pediatr Dent. 2018;11(6):496-504.