THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THANG ĐIỂM GUSS CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TRONG CHĂM SÓC RỐI LOẠN NUỐT Ở NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO TẠI TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ - BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng thang điểm Guss của điều dưỡng viên trong chăm sóc rối loạn nuốt ở người bệnh đột quỵ não tại Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An năm 2021. Đối tượng: điều dưỡng viên làm việc tại Trung tâm Đột quỵ bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, có phân tích. Kết quả: Tỉ lệ ĐDV xác định được kết quả test nuốt thông qua việc sử dụng thang điểm Guss chiếm tỉ lệ cao (100%). Tuy nhiên việc đánh giá Sp02 của người bệnh chiếm tỉ lệ thấp nhất (2,5%). Vì vậy cần thực hiện đầy đủ các nội dung của thang điểm Guss để đặt hiệu quả cao trong chăm sóc người bệnh đột quỵ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thang điểm Guss, điều dưỡng viên, chăm sóc, rối loạn nuốt, người bệnh, đột quỵ não
Tài liệu tham khảo
2. Ngô Huy Hoàng (2018). Thay đổi nhận thức của ĐDV lâm sàng về chăm sóc tư thế và vận động sớm cho người bệnh đột quỵ tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Tạp chí khoa học điều dưỡng, 01(01), 20-27.
3. Trần Đại Hoàng, Phạm Quang Hòa (2017). Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nhân lực điều dưỡng tại 6 bệnh viện tỉnh Thái Bình năm. Khoa học Điều Dưỡng, 01(02), 78-83.
4. Nguyễn Thị Khuyên (2018). Thực trạng kiến thức về rối loạn nuốt của điều dưỡng tại 2 bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
5. Vũ Thị Minh Phượng, Trần Thị Thanh Mai, Mai Thị Yến (2017). Nhu cầu tìm kiếm thông tin về đột quỵ não của người nhà bệnh nhân tại khoa thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2017. Tạp chí khoa học Điều dưỡng, 03(02), 114-119.
6. Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Văn Liệu (2016). Nghiên cứu rối loạn nuốt ở bệnh nhân nhồi máu não bằng thang điểm của Mann và đánh giá các yếu tố liên quan. Tạp chí Y Dược học quân sự, 64-68.