MẤT PROTEIN QUA RUỘT – MỘT BIẾN CHỨNG NẶNG CỦA NHIỄM GIUN MÓC: BÁO CÁO CA BỆNH

Ngọc Duy Lê 1,, Duy Mạnh Trần 1, Thị Liên Lương 1, Thúy Hà Đặng 1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị trường hợp nhiễm giun móc có biến chứng giảm protein máu nặng. Đối tượng và phương pháp: Báo cáo ca bệnh có biến chứng nặng của giun móc tại khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Trẻ gái 20 tháng tuổi, dân tộc Mường nhập viện vì li bì và tiêu chảy. Xét nghiệm cho thấy trẻ thiếu máu rất nặng, bạch cầu ưa acid tăng cao và protein máu giảm nặng. Bệnh nhân được điều trị tình trạng cấp cứu và xác định những căn nguyên gây giảm protein máu; loại trừ bệnh lý: suy dinh dưỡng, gan và thận,... Dựa vào yếu tố dịch tễ và các triệu chứng gợi ý, chúng tôi đã chỉ định xét nghiệm tìm kí sinh trùng trong đó có tìm trứng giun móc đồng thời định lượng nồng độ alpha 1 antitrypsin (A1AT) trong phân. Kết quả mẫu phân có rất nhiều trứng giun móc (+++) và tăng nồng độ A1AT (106,2 mg/dL). Chẩn đoán xác định là mất protein qua ruột (PLE) do nhiễm giun móc. Điều trị bằng albendazol trong 3 ngày. Sau 16 ngày chẩn đoán và điều trị, bệnh nhân đại tiện bình thường, hết phù, protein máu không giảm lại và được xuất viện. Kết luận: Mặc dù nhiễm giun móc là bệnh tương đối phổ biến ở các nước đang phát triển nhưng biến chứng nặng như mất protein qua ruột thường hiếm gặp vì vậy cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh tình trạng nguy kịch đến tính mạng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Đề (2013). Giun sán y học. Ký sinh trùng trong lâm sàng, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 1, 37-42.
2. Hotez P J, Brooker S, Bethony J M, et al (2004). "Hookworm infection". N Engl J Med, 351 (8), 799-807.
3. Gounden V, Vashisht R, Jialal I (2021). Hypoalbuminemia, StatPearls PublishingCopyright © 2021, StatPearls Publishing LLC.
4. Gupta M C, Basu A K, Tandon B N (1974). "Gastrointestinal protein loss in hookworm and roundworm infections". Am J Clin Nutr, 27 (12), 1386-1389.
5. Areekul S, Devakul K, Chantachum Y, et al (1971). "Gastro-intestinal protein loss in patients with hookworm infection". J Med Assoc Thai, 54 (1), 28-33.
6. Blackman V, Marsden P D, Banwell J, et al (1965). "Albmin metabolism in hookwworm anemias". Trans R Soc Trop Med Hyg, 59 472-482.
7. Crossley J R, Elliott R B (1977). "Simple method for diagnosing protein-losing enteropathies". Br Med J, 1 (6058), 428-429.
8. Florent C, L'Hirondel C, Desmazures C, et al (1981). "Intestinal clearance of alpha 1-antitrypsin. A sensitive method for the detection of protein-losing enteropathy". Gastroenterology, 81 (4), 777-780.