MỘT SỐ YẾU TỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GƯƠNG TRỊ LIỆU KẾT HỢP VỚI VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU Ở BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO ĐỘT QUỴ NÃO

Thị Tâm Vũ 1,, Phương Sinh Nguyễn 1, Vũ Phương Nguyễn2, Thu Hồng Dương 3, Minh Phong Trịnh 1
1 Trường đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trường đại học Y Dược Thái Nguyên
3 Bệnh viện Y học cổ truyền Cao Bằng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số yếu tố có liên quan đến kết quả phục hồi chức năng bằng phương pháp gương trị liệu kết hợp với vận động trị liệu ở bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ não. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 90 bệnh nhân bị liệt nửa người do đột quỵ não được can thiệp bằng phương pháp gương trị liệu tại bệnh viện Y học cổ truyền Cao Bằng thời gian từ ngày 3/7/2018 đến ngày 3/7/2020. Kết quả và kết luận: Ở nhóm tuổi 60 trở xuống có tỷ lệ vận động tốt là 92,31% cao hơn rất nhiều so với nhóm trên 60 tuổi là 20% (p<0,05). Bệnh nhân có thời gian đến viện sớm dưới 1 tháng hoặc từ 1 đến 3 tháng sau khi đột quỵ có tỷ lệ vận động tốt lần lượt là 96,43% và 86,21% cao hơn nhiều so với bệnh nhân đến muộn sau 3 tháng là 39,39% (p<0,05). Bệnh nhân có về khiếm khuyết thần kinh theo thang điểm NIHSS ở mức độ nhẹ thì kết quả phục hồi chức năng đạt mức độ tốt chiếm tỉ lệ 100% (p<0,05). Các yếu tố giới, bên liệt, loại tổn thương não không có mối liên quan đến kết quả phục hồi chức năng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Kim Liên (2011), Nghiên cứu phục hồi chức năng bàn tay trên bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ não. Luận văn tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 90 – 95.
2. Trần Mỹ Luật (2008), Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sỹ Đại học Y Dược Thái Nguyên, tr 78-79.
3. Nguyễn Xuân Nghiên, Trần Văn Chương (1998), Bước đầu nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng Phục hồi vận động của bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não, kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Hội phục hồi chức năng Việt Nam, nhà xuất bản Y học, (5), tr.65-75.
4. Davis J.Z (1985), The Bobath approach to the treatment of adult hemiplegia, Occupational therapy. The C.V. Mosby Company. pp 217 – 226.
5. Jauch E.C (2013), Guidelines for the Early Management of Patients With Acute Ischemic Stroke, Stroke, American Stroke Association, 44, pp. 870-947
6. Petrea RE, Beiser AS (2009), Gender diffirences in stroke indidence and postroke disability in the Framingham Heart study stroke, p 102 – 105.
7. Bruce H, Dobkin MD (2005), Rehabilitation after stroke, N Engl J Med, 352: p 1677-1684