NHU CẦU SỬ DỤNG ỨNG DỤNG THIẾT BỊ DI ĐỘNG HỖ TRỢ QUẢN LÝ BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN

Việt Hằng Đào 1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hoá, gan mật

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tại Việt Nam, hiện chưa có ứng dụng di động (ƯDDĐ) về bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) được phát triển. Nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhân GERD khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa gan mậtnhằm mô tả trải nghiệm khi tìm kiếm thông tin về bệnh và nhu cầu sử dụng ƯDDĐ trong quản lý bệnh GERD từ tháng 04/2020 đến tháng 6/2020. Trong 485 bệnh nhân thu tuyển, 56,5% từng tìm hiểu về GERD, tỷ lệ cao hơnở đối tượng có trình độ học vấn trên cấp 3 và ở thành thị. 49,1% bệnh nhân có nhu cầu sử dụngƯDDĐ, tỷ lệ cao hơn ở đối tượng ở thành thị (OR=1,45; 95%CI:1,01-2,09), trình độ học vấn trên cấp 3 (OR=1,66; 95%CI:1,06-2,61), điểm GERDQ≥ 8 (OR=1,60; 95%CI:1,10-2,32). Đa số bệnh nhân đề xuất các nội dung cho ƯDDĐ:chế độ ăn uống, sinh hoạt, tương tác bác sỹ, kiến thức về bệnh. Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu sử dụng ƯDDĐ cao ở các bệnh nhân, đồng thời đưa ra gợi ý các tính năng cần thiết để phát triển ƯDDĐ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tổ chức Y tế thế giới, Tổng quan quốc gia về Nhân lực y tế Việt Nam 2018.
2. Vakil, N., et al., The Montreal definition and classification of gastroesophageal reflux disease: a global evidence-based consensus. Am J Gastroenterol, 2006. 101(8): p. 1900-20; quiz 1943.
3. Schlachta CM, P.E., Mamazza J, et al. , Peptic strictures of the esophagus. Surgical Treatment: Evidence-Based and Problem-Oriented., ed. M.J. Holzheimer RG, editors. 2001, Munich: Zuckschwerdt.
4. Lagergren, J., et al., Symptomatic gastroesophageal reflux as a risk factor for esophageal adenocarcinoma. N Engl J Med, 1999. 340(11): p. 825-31.
5. Mermelstein, J., A.C. Mermelstein, and M.M. Chait, Proton pump inhibitors for the treatment of patients with erosive esophagitis and gastroesophageal reflux disease: current evidence and safety of dexlansoprazole. Clin Exp Gastroenterol, 2016. 9: p. 163-72.
6. Jeong, I.D., et al., The Degree of Disease Knowledge in Patients with Gastroesophageal Reflux Disease: A Multi-center Prospective Study in Korea. Journal of neurogastroenterology and motility, 2017. 23(3): p. 385-391.
7. Hootsuite, Digital 2019 Vietnam 2019.
8. Carroll, J.A.-O.X., et al., Who Uses Mobile Phone Health Apps and Does Use Matter? A Secondary Data Analytics Approach. (1438-8871 (Electronic)).