TỶ LỆ HAO PHÍ VẮC XIN VÀ TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI CÁC TỈNH/THÀNH KHU VỰC PHÍA NAM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2021

Thị Quỳnh Trâm Phan 1,, Vĩnh Thắng Hồ 1, Anh Thắng Hoàng 1, Trung Trực Trịnh 1, Ngọc Quang Võ 1, Thị Cẩm Nhung Nguyễn 1, Thị Thắng Lê 1, Ngọc Diệu Đặng 1, Thị Quyên Trần 1, Hoàng Vũ Hồ 2, Thiện Thuần Trần 2
1 Viện Pasteur TP.HCM
2 Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hao phí vắc xin trong tiêm chủng mở rộng và các yếu tố liên quan tại các tỉnh/thành khu vực Phía Nam năm 2021. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 90 trạm y tế xã phường tại ba tỉnh Lâm Đồng, Bình Dương và Vĩnh Long thông qua phương pháp chọn mẫu phân tầng hệ thống từ tuyến tỉnh, huyện, xã. Kết quả và kết luận: Tỷ lệ hao phí vắc xin Sởi là 31,8%; MR 34,4%; DPT-VGB-Hib 0,7%; OPV 24,6%, DPT 56,3%; VAT 62,9%. Các vắc xin đống gói càng nhiều liều tỷ lệ hao phí càng cao, có mối tương quan với dân số, số đối tượng, số buổi tiêm chủng, địa hình. Vắc xin đơn liều DPT-VGB-Hib ít phụ thuộc vào những yếu tố trên. Nguyên nhân hủy lọ nguyên lọ chiếm chủ yếu là quá hạn 61%, tiếp theo vỡ lọ 17,5%. Những vắc xin đa liều có tỷ lệ hao phí cao hơn hẳn vắc xin đơn liều, vắc xin càng đống gói nhiều liều hao phí càng cao. Tỷ lệ hao phí vắc xin cao ở những vùng có địa lý núi cao và trung du, dân số ít, đối tượng tiêm chủng ít, những yếu tố trên này có mối tương quan với nhau. Trong khi đó vắc xin đơn liều lại không phụ thuộc vào những yếu tố trên phụ thuộc vào quy trình bảo quản và vận chuyển và kỹ năng quản lý của cán bộ kho của cán bộ kho và nhà quản lý tiêm chủng tuyến trên. Quá hạn là nguyên nhân chủ yếu hủy nguyên lọ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Organization WH. Monitoring vaccine wastage at country level: guidelines for programme managers. Geneva: World Health Organization; 2005.
2. Trịnh Trung Trực*. Võ Ngọc Quang TQT, Nguyễn Thị Thu Trang, Hoàng Anh Thắng, Phan Thị Quỳnh Trâm, Hồ Vĩnh Thắng. Thực trạng hệ số sử dụng vắc xin trong Tiêm chủng mở rộng tại 20 tỉnh/thành KVPN năm 2018. Tạp chí Y Học Dự Phòng. 2019:48.
3. Minh VPTCMRKVPN-VPTpHC. Báo cáo hệ số sử dụng vắc xin Khu vực Phía Nam từ năm 2015 đến năm 2019. Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh. 2019.
4. Báo cáo Tiêm chủng mở rộng Khu vực Phía Nam năm 2015. Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh. 2015.
5. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (2017) Quyết định số 11/QĐ-VSDTTƯ Về việc phê duyệt định mức sử dụng, dự trử vắc xin vật tư Tiêm chủng trong dự án Tiêm chủng mở rộng. Thư Viện Pháp Luật.
6. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (2019) Quyết định 1193/QĐ-VSDTTƯ "điều chỉnh mức sử dụng, dự trữ vắc xin và vật tư tiêm chủng trong Dự án Tiêm chủng mở rộng". Bộ Y Tế. 2019.
7. Mohammed SA, Workneh BD. Practical experience of vaccinators and vaccine handlers in vaccine cold chain management: A phenomenological study. Ethiopian Journal of Health Development. 2021;35(1).
8. Kure BC, Olugbenga OT, Mamzhil R, Crown S, Paul BA, Sabuwa BH, et al. Vaccine Management in North Central Nigeria: A Review of the Impact of Optimized Integrated Routine Immunization System, Kaduna State, Nigeria. 2019.