VAI TRÒ CỘNG HƯỞNG TỪ 3 TESLA TRONG ĐỘNG KINH THÙY THÁI DƯƠNG

Viết Thắng Lê 1,, Thanh Lâm Nguyễn 1, Nguyễn Trung Luân Đào 1, Đức Vũ Nguyễn 1, Thanh Bình Phạm 1, Minh Anh Nguyễn 1
1 Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu. Mô tả đặc điểm hình ảnh trên cộng hưởng từ (MRI: magnetic resonance imaging) và đánh giá vai trò MRI sọ não 3 Tesla trong chẩn đoán nguyên nhân/vị tí/bản chất tổn thương trong động kinh thùy thái dương. Phương pháp. Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định động kinh thùy thái dương và điện não đồ có chụp cộng hưởng từ 3 Tesla. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, từ 01/01/2016 đến 31/12/2020, khoa Ngoại Thần Kinh bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Kết quả. Có 36 nữ và 20 nam, độ tuổi trung bình là 39,2 tuổi. Tất cả bệnh nhân đều được bác sĩ thần kinh chẩn đoán động kinh thùy thái dương, kèm điện não đồ. Trong 56 trường hợp có 10/56 trường hợp xơ hóa hải mã, 1/56 trường hợp loạn sản vỏ não khu trú, 11/56 trường hợp u mạch máu dạng hang, 3/56 trường hợp dị dạng mạch máu não, 8/56 trường hợp u màng não, 16/56 trường hợp u sao bào, và 7/56 trường hợp khác. Trong 7 trường hợp khác, giải phẫu bệnh sau mổ giúp phân loại cụ thể: u quái thượng bì, u hạch thần kinh đệm, u ngoại bì thần kinh nghịch sản phôi... Kết luận. Cộng hưởng từ sọ não 3 Tesla là công cụ quan trọng, cần thiết trong chẩn đoán động kinh thùy thái dương có sang thương. MRI sọ não là một khâu quan trọng trong lượng giá trước phẫu thuật những bệnh nhân động kinh thùy thái dương có thương tổn não.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bartoli A., Vulliemoz S., Haller S., Schaller K., and Seeck M. (2012),” Imaging techniques for presurgical evaluation of temporal lobe epilepsy”, Imaging Medicine, Volume 4(4), pp. 443-459.
2. Casciato S., Picardi A., D’Aniello A., et al (2017), “Temporal pole abnormalities detected by 3 T MRI in temporal lobe epilepsy due to hippocampal sclerosis: No influence on seizure outcome after surgery”, Seizure, Volume 48, p. 74-78.
3. Ercan K., Gunbey H. P., Bilir E., Zan E., and Arslan H. (2016), “Comparative lateralizing ability of multimodality MRI in temporal lobe epilepsy”, Hindawi publishing corporation, Volume 2016, Article ID 5923243, 9 pages.
4. Liao C., Wang K., Cao X., et al (2018), “Detection of lesions in mesial temporal lobe epilepsy by using MR fingerprinting. Original research”, Radiology 2018; 288, pp. 804-812.
5. Võ Văn Nho, Võ Tấn Sơn (2013), “Động Kinh”, Phẫu thuật thần kinh, Nhà xuất bản Y Học, tr. 657-676.
6. Võ Văn Nho, Võ Tấn Sơn (2013), “Ứng dụng cộng hưởng từ cao cấp trong u não”, Phẫu thuật thần kinh, Nhà xuất bản Y Học, tr. 695-724.
7. Wiebe S., Blume W. T., Girvin J. P., Eliasziw M. (2001), “ Effective and efficiency of surgery for temporal lobe epilepsy study group”, N Eng J Med; 345(5), pp. 311-31