ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH SIÊU ÂM CỦA BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh siêu âm khớp cổ taycủa các bệnh nhân có hội chứng ống cổ tay điều trị tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang 36 bệnh nhân có 49 ống cổ tay được chẩn đoánxác định hội chứng ống cổ tay theo tiêu chuẩn củaviện quốc gia Hoa Kỳ về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp năm1993. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân nữ/nam= 8/1. Tuổi trung bình là 54,4 ±12,1. Triệu chứnglâm sàng của tay bị bệnh: 98% có tê bì, 87,8% có đau dọc theo chi phối của dây thần kinh, 75,5% có dị cảm cả ngày lẫn đêm, 79,6% giảm hoặc mất cảm giác các ngón tay III, IV, V,. Phân độ lâm sàng: 48,9% ống cổ tay bệnh ở giai đoạn trung bình, 32,7% ở giai đoạn nặng. Tỷ lệ nghiệm pháp Phalen (+) là 87,8% số ống cổ tay, dấu hiệu Tinel (+) là 63,3%, nghiệm pháp Ducan (+) là 53,1%. Có 57,1% ống cổ tay có dấu hiệu Notch (+), dấu hiệu Notch đảo ngược (+) ở 4,1% ống cổ tay. Dấu hiệu tăng sinh mạch gặp ở 55,1% ống cổ tay. Diện tích dây thần kinh giữa đầu gần ống cổ tay trung bình 11,1± 1,9 ở bên tay thuận và 11,7±1,4 ở bên không thuận. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng thường gặp của hội chứng ống cổ tay là các biểu hiện tổn thương của dây thần kinh giữa. Siêu âm giúp chẩn đoán xác định hội chứng ống cổ tay qua biểu hiện tăng sinh mạch trong dây thần kinh, dấu hiệu Notchs, diện tích dây thần kinh giữa đầu gần ống cổ tay tăng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng ống cổ tay, đặc điểm lâm sàng, siêu âm Doppler năng lượng
Tài liệu tham khảo
2. Đoàn Viết Trình, Bùi Văn Lệnh (2015), "Đặc điểm hình ảnh và vai trò của siêu âm trong chẩn đoán và theo dõi sau phẫu thuật hội chứng ống cổ tay", Nghiên cứu khoa học. 20,pp.12-17.
3. Lê Thị Liễu (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, điện cơ và siêu âm doppler năng lượng trong hội chứng ống cổ tay, Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Hướng, Lê Thị Trang (2019), "Đánh giá một số yếu tố liên quan đến hội chứng ống cổ tay trên bệnh nhân người trưởng thành", Tạp chí nghiên cứu y học. 117 (1),pp.77-83.
5. Jenkins P. J., Srikantharajah D., Duckworth A. D., et al. (2013), "Carpal tunnel syndrome: the association with occupation at a population level", J Hand Surg Eur Vol. 38 (1),pp.67-72.
6. Iida J., Hirabayashi H., Nakase H., et al. (2008), "Carpal tunnel syndrome: electrophysiological grading and surgical results by minimum incision open carpal tunnel release", Neurol Med Chir (Tokyo). 48 (12),pp.554-559.
7. Padua L., Coraci D., Erra C., et al. (2016), "Carpal tunnel syndrome: clinical features, diagnosis, and management", Lancet Neurol. 15 (12),pp.1273-1284.
8. "Practice parameter for electrodiagnostic studies in carpal tunnel syndrome: summary statement. American Association of Electrodiagnostic Medicine, American Academy of Neurology, American Academy of Physical Medicine and Rehabilitation", (1993), Muscle Nerve. 16 (12),pp.1390-1391.