KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA BỆNH NHÂN TRĨ SỬ DỤNG MÔ HÌNH CÂY TIỀM ẨN

Mạnh Cường Lê 1,, Thị Khuyên Ngô 2
1 Bệnh viện Y học cổ truyền TƯ
2 Học viện Y Dược học cổ truyền VN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát triệu chứng lâm sàng và thể bệnh y học cổ truyền (YHCT) của người bệnh trĩ. Đối tượng và phương pháp: 965 bệnh nhân trĩ được chẩn đoán và điều trị tại khoa ngoại Bệnh viện y học cổ truyền Trung Ương. Mô hình cây tiềm ẩn được sử dụng và thiết lập để phân tích dữ liệu về hội chứngYHCT từ các bệnh nhân trĩ. Kết quả: Đã xây dựng được mô hình cây tiềm ẩn với điểm tiêu chí thông tin Bayes cao nhất.Mô hình này cho thấy đặc điểm của các hội chứng YHCTcơ bản ở bệnh nhân trĩ gồm 42 triệu chứng với 4 thể bệnh bao gồm: phong thương trường kết, thấp nhiệt hạ chú, tỳ hư hạ hãm, khí trệ huyết ứ. Kết luận: Sử dụngmô hình cây tiềm ẩn giúp phân chia nhóm các triệu chứng lâm sàng vàphân loại các hội chứng YHCT của bệnh trĩ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Học viện Y Dược học cổ truyền Viêt Nam (2016), Giáo Trình Ngoại Khoa Y Học Cổ Truyền. Hà Nội, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia, tr. 11-31.
2. 王斌(2017),“环切术与传统痔疮切除术治疗痔疮的效果比较研究”,继续医学教育, 31 (6): 93-94.
3. Zhang NL, Yuan SH, Chen T, Wang Y (2008). “Latent tree models and diagnosis intraditional Chinese medicine”. Artif Intell Med, 42(3):229-45.
4. Chen T, Zhang N, Liu T, Poon K, Wang Y (2012), "Model based multidimensional clustering of categorical data.", Artif. Intell, 176, p.2246–2269.
5. Nguyễn Mạnh Nhâm, Nguyễn Văn Tuyến, Nguyễn Xuân Hùng và cộng sự (2004),“Nghiên cứu bệnh trĩ ở các tỉnh phía bắc Việt Nam và các biện pháp phòng bệnh-điều trị”, Tạp chí hậu môn trực tràng học (6), tr. 3-15.