XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO CHI PHÍ CHO ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY TIM DỰA TRÊN DỮ LIỆU THANH TOÁN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2017 - 2018

Bá Phát Nguyễn 1, Ngọc Mai Trúc Nguyễn 1, Tiến Hưng Trần 2, Thị Thu Thuỷ Nguyễn 1,
1 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
2 Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hiện nay, bệnh suy tim là một vấn đề lớn về y tế và kinh tế đang gia tăng trên toàn thế giới. Chí phí điều trị suy tim đã được thực hiện ở một số quốc gia trên thế giới tuy nhiên chưa có nghiên cứu dự báo chi phí điều trị suy tim. Phân tích chi phí (CP) trực tiếp y tế (TTYT) trong điều trị suy tim trên mẫu 111.926 người bệnh suy tim dựa trên dữ liệu hồi cứu tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong giai đoạn 2017 – 2018, đề tài ghi nhận với độ tuổi trung bình 69,71 ± 15,18; tỷ lệ nam: nữ là 1: 1,30; số ngày điều trị trung bình tại bệnh viện 11,99 ± 13,64 ngày, các yếu tố có liên quan đến tổng chi phí điều trị  bao gồm sử dụng thủ thuật phẫu thuật, tuổi người bệnh, giới tính nam, số ngày điều trị, cấp cứu, nội chuyển viện, có tiểu đường, lượt ngoại trú. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến thể hiện mối liên hệ tổng hợp của các yếu tố liên quan đến tổng chi phí điều trị suy tim được xây dựng với R2 hiệu chỉnh là 0,574 (p < 0,05) và có dạng như sau:


LN (Tổng chi phí) = 14,503 +0,557 * TTPT + 0,001 * Tuổi + 0,053 * Nam + 0,045 * Số ngày điều trị + 0,095 * Cấp cứu + 0,067 * Nội chuyên viên + 0,051 * Có tiểu đường + 0,104 * Lượt ngoại trú

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nussbaumerová B., et al. (2018), “Diagnosis of heart failure: the new classification of heart failure”, Vnitr Lek, 64(9), pp. 847-851.
2. Lesyuk W., et al. (2018), “Cost-of-illness studies in heart failure: a systematic review 2004-2016”, BMC Cardiovasc Disord, 18(1), pp. 74.
3. Virani S. S., et al. (2020), “American Heart Association Council on Epidemiology and Prevention Statistics Committee and Stroke Statistics Subcommittee”, Heart Disease and Stroke Statistics-2020 Update: A Report From the American Heart Association. Circulation, 141(9), pp. e139-e596
4. Mozaffarian D. et al. (2016), "Heart disease and Stroke Statistics-2016 Update: A Report From the American Heart Association", Circulation. 133 (4), pp. e38-360.
5. Cook C., et al. (2014), “The annual global economic burden of heart failure”, Int J Cardiol, 171(3), pp. 368–376, doi: 10.1016/j.ijcard.2013.12.028.
6. Nguyễn Thị Thu Thủy, Trần Cát Đông, Trần Tiến Hưng. (2020)’ “Phân tích chi phí trực tiếp y tế trong điều trị mỗi ca nhập viện do suy tim từ dữ liệu thanh toán bảo hiểm y tế việt nam năm 2017-2018”, Tạp chí Y học Việt Nam, vol. 06/2020, no. 1, pp. 93-99.
7. Nguyễn Thành Tuyên, Võ Thị Xuân Hoa (2012). Khảo sát đặc điểm người bệnh suy tim cấp, Bệnh Viện Tim Mạch An Giang.
8. Đỗ Thị Nam Phương, Nguyễn Anh Duy Tùng (2019). Khảo sát các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm nhập viện tại Viện tim TP.HCM, Tạp chí chuyên đề tim mạnh học của Hội Tim Mạch TP. HCM.
9. Reyes E. B., et al. (2016), “Heart failure across Asia: same healthcare burden but differences in organization of care”, Int. J. Cardiol, 223, pp. 163–167.
10. Bộ Y tế (2017), Quyết định số 6061/QĐ-BYT ngày 29/12/2017. Về việc ban hành “Bộ mã danh mục dùng chung áp dụng trong khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế” (phiên bản số 5).
11. Hội Tim Mạch Học Việt Nam (2015), Khuyến cáo của hội tim mạch quốc gia Việt Nam về “Chẩn đoán và điều trị suy tim: cập nhật 2015”.
12. Lesyuk W., et al. (2018), “Cost-of-illness studies in heart failure: a systematic review 2004-2016”, BMC Cardiovasc Disord, 18(1), pp. 74.
13. Ponikowski P., et al. (2014), “Heart failure: preventing disease and death worldwide”, ESC Heart Fail, 1(1), pp. 4-25.