LÓC NGƯỢC ĐỘNG MẠCH CHỦ TYPE A SAU CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC: KẾT QUẢ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Duy Hồng Sơn Phùng 1,2,, Hồng Quân Lê 1
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lóc ngược động mạch chủ type A sau can thiệp nội mạch động mạch chủ ngực là một biến chứng hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng bệnh nhân. Chúng tôi hồi cứu các trường hợp lâm sàng lóc ngược động mạch chủ type A tại Trung tâm tim mạch và lồng ngực – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và nhìn lại y văn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu các bệnh nhân lóc ngược động mạch chủ type A sau can thiệp nội mạch động mạch chủ ngực giai đoạn từ 2017 - 2021. Kết quả: Có 7 bệnh nhân trong nghiên cứu, độ tuổi trung bình 56.9±13.9 tuổi (31-70), nam/ nữ: 5/2. Bệnh căn trước can thiệp nội mạch bao gồm: 5(71.4%) - lóc động mạch chủ type B, trong đó cấp tính: 4(57.1%); 2 (28.6%) bệnh nhân có phồng quai động mạch chủ và động mạch chủ xuống. 2 (28.6%) bệnh nhân có đường kính động mạch chủ lên > 4cm. Kiểu hình Marfan gặp ở 14.3%. Đầu gần ống ghép nội mạch đặt vào vùng từ 0 đến 2, trong đó vùng 0 chiếm 14.3%, vùng I và II có tỉ lệ bằng nhau và bằng 42.9%; Đường kính ống ghép nội mạch lớn hơn động mạch chủ từ 9 đến 9.7%. Có 4 bệnh nhân kịp phẫu thuật, cả 4 bệnh nhân được thay quai động mạch chủ và động mạch chủ lên. 2 bệnh nhân tử vong khi chưa kịp mở ngực, 1 bệnh nhân tử vong tuyến dưới. Có 01 bệnh nhân tử vong sau mổ, tỉ lệ ra viện 42.9%, tỉ lệ tử vong sau mổ 25%, tỉ lệ tử vong chung là 57.1%. Kết luận: Lóc ngược động mạch chủ type A sau can thiệp nội mạch là một biến chứng nặng nề, diễn biến nhanh, nặng và nguy cơ tử vong cao kể cả được phẫu thuật kịp thời. Đánh giá các yếu tố nguy cơ trước can thiệp và lựa chọn phương án điều trị phù hợp giúp giảm tỉ lệ biến chứng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fattori R, Nienaber CA, Rousseau H, et al. Results of endovascular repair of the thoracic aorta with the Talent Thoracic stent graft: The Talent Thoracic Retrospective Registry. The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery. 2006;132(2):332-339. doi:10.1016/j.jtcvs.2006.03.055
2. Chen Y, Zhang S, Liu L, Lu Q, Zhang T, Jing Z. Retrograde Type A Aortic Dissection After Thoracic Endovascular Aortic Repair: A Systematic Review and Meta‐Analysis. Journal of the American Heart Association. 2017;6(9):e004649. doi:10.1161/JAHA.116.004649
3. Kpodonu J, Preventza O, Ramaiah VG, et al. Retrograde type A dissection after endovascular stenting of the descending thoracic aorta. Is the risk real? European Journal of Cardio-Thoracic Surgery. 2008;33(6):1014-1018. doi:10.1016/j.ejcts.2008.03.024
4. Eggebrecht H, Thompson M, Rousseau H, et al. Retrograde Ascending Aortic Dissection During or After Thoracic Aortic Stent Graft Placement. Circulation. 2009;120(11_suppl_1):S276-S281. doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.108.835926
5. Dun Y, Shi Y, Guo H, et al. The surgical management of retrograde type A aortic dissection after thoracic endovascular aortic repair. Interactive CardioVascular and Thoracic Surgery. 2020;30(5):732-738. doi:10.1093/icvts/ivz326
6. Neuhauser B, Greiner A, Jaschke W, Chemelli A, Fraedrich G. Serious complications following endovascular thoracic aortic stent-graft repair for type B dissection. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery. 2008;33(1):58-63. doi:10.1016/j.ejcts.2007.10.010
7. Hayakawa M, Nagano T, Nishijima I, et al. Retrograde Type A Aortic Dissection after Thoracic Endovascular Aortic Repair for Type B Dissection. The Heart Surgery Forum. 2020;23:E524-E526. doi:10.1532/hsf.3009
8. Wang L, Zhao Y, Zhang W, et al. Retrograde Type A Aortic Dissection after Thoracic Endovascular Aortic Repair: Incidence, Time Trends and Risk Factors. Seminars in Thoracic and Cardiovascular Surgery. 2021;33(3):639-653. doi:10.1053/j.semtcvs.2020.11.010.