NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH HỌC VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CÓ RUNG NHĨ

Hồng Khôi Võ 1,2,, Thị Nga Lê 1, Hải Anh Nguyễn 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trên thế giới, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong thứ ba sau bệnh tim thiếu máu cục bộ và ung thư. Nhồi máu não chiếm 85% đột quỵ não [1]. Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất ở người lớn tuổi, làm tăng nguy cơ nhồi máu não lên gấp 5 lần. So với bệnh nhân không rung nhĩ, nhồi máu não xảy ra trên bệnh nhân rung nhĩ thường nặng hơn, tỉ lệ biến chứng, tỉ lệ tử vong và nguy cơ tàn phế nặng đều cao hơn [2]. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về đặc điểm hình ảnh học và kết quả điều trị ở bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh học và kết quả điều trị ở bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 55 bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ điều trị nội trú tại Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020. Kết quả: Tổn thương trong vùng chi phối của động mạch não giữa chiếm tỷ lệ cao nhất (70,9%), thường là tổn thương đa ổ trong một vùng mạch máu (49,1%). Hình ảnh tổn thương nhồi máu não diện rộng, biến chứng nhồi máu não chuyển dạng chảy máu là yếu tố tiên lượng xấu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. GBD 2016 Stroke Collaborators (2019). Global, regional, and national burden of stroke, 1990-2016: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016. Lancet Neurol, 18(5), 439–458.
2. 2020 ESC Guidelines for the diagnosis and management of atrial fibrillation developed in collaboration with the European Association of Cardio-Thoracic Surgery (EACTS) | European Heart Journal | Oxford Academic. , accessed: 18/10/2020.
3. Chu Bá Chung (2017). Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân nhồi máu não trong bốn tuần đầu. .
4. Nguyễn Duy Trinh, Lê Văn Thính, và Phạm Minh Thông (2015), Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị cộng hưởng từ 1,5 Tesla trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu não giai đoạn cấp tính, Luận văn tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
5. Wessels T., Wessels C., Ellsiepen A. và cộng sự. (2006). Contribution of Diffusion-Weighted Imaging in Determination of Stroke Etiology. American Journal of Neuroradiology, 27(1), 35–39.
6. Doufekias E., Segal A.Z., và Kizer J.R. (2008). Cardiogenic and Aortogenic Brain Embolism. Journal of the American College of Cardiology, 51(11), 1049–1059.
7. Nguyễn Bá Thắng (2015), Khảo sát các yếu tố tiên lượng của nhồi máu não do tắc động mạch cảnh trong, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
8. Paciaroni M., Bandini F., Agnelli G. và cộng sự. (2018). Hemorrhagic Transformation in Patients With Acute Ischemic Stroke and Atrial Fibrillation: Time to Initiation of Oral Anticoagulant Therapy and Outcomes. J Am Heart Assoc, 7(22), e010133.
9. Dang H., Ge W.-Q., Zhou C.-F. và cộng sự. (2019). The Correlation between Atrial Fibrillation and Prognosis and Hemorrhagic Transformation. ENE, 82(1–3), 9–14.