NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ NGỰC TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HẢI PHÒNG TRONG 2 NĂM 2019 VÀ 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ ngực trong chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ tại bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Hải Phòng, năm 2019 đến 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu gồm 43 bệnh nhân được chẩn đoán tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng trong thời gian từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2020, phù hợp với tiêu chuẩn nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu, chọn mẫu không xác suất. Phương tiện nghiên cứu gồm máy chụp CHT Avanto Siemens (Germany) 1.5 Tesla với quy trình đã được thống nhất và được tập huấn kỹ càng. Các số liệu thu thập trong nghiên cứu được xử lý theo thuật toán thống kê y học SPSS 22.0. Kết quả và Kết luận: Nghiên cứu gồm 43 BN UTPKTBN, tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới (2.1/1), tuổi trung bình là 64,4 ± 12,6. Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất: ho khan 39,5%, ho khạc đờm trắng hoặc trong 27,9%, đau ngực 23,3%, gầy sút cân chiếm 23,3%. Triệu chứng thực thể thường gặp nhất: HC 3 giảm 16,3%, ran ẩm ran nổ ở phổi 23,3%, ngón tay dùi trống 7%. Trên chụp CHT, kích thước trung bình khối u nguyên phát trong 43 ca được chụp CHT ngực là 39,7 ± 18,7 mm. Khối có kích thước lớn nhất là 92 mm, nhỏ nhất là 8,9 mm. Trên hình ảnh CHT, khối UTP có tỷ lệ xâm lấn màng phổi là 53,5%, xâm lấn cột sống là 2,3% và trung thất là 7%, tỷ lệ di căn tại phổi là 18,6%, di căn hạch trung thất là 32,6%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
U phổi, không tế bào nhỏ, chụp cộng hưởng từ phổi
Tài liệu tham khảo
2. Cung Văn Đông (2017). Nghiên cứu giá trị của chụp cộng hưởng từ trong chẩn đoán ung thư phổi. Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Gấm (2014). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và kết quả nội soi phế quản ung thư phổi nguyên phát tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá. Luận văn BSCK II Nội Hô hấp, Đại học Y Dược Hải Phòng, Hải Phòng.
4. Huỳnh Quang Huy (2019). Nghiên cứu đặc điểm bệnh nhân và mô bệnh học ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tạp Chí Học Việt Nam, 478(Tháng 5-Số 1), 5–7.
5. Nguyễn Quốc Phương (2015). Đặc điểm hình ảnh và vai trò của cắt lớp vi tính trong đánh giá ung thư phổi không tế bào nhỏ trước và sau điều trị, Luận văn BSCK II Chẩn đoán hình ảnh. Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
6. Đặng Tài Vóc (2016). Nhận xét vai trò của PET/CT trong chẩn đoán giai đoạn bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Nội trú, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
7. Chen W., Jian W., Li H. et al. (2010). Whole-body diffusion-weighted imaging vs. FDG-PET for the detection of non-small-cell lung cancer. How do they measure up?. Magn Reson Imaging, 28(5), 613–620.
8. Tang W., Wu N., OuYang H. et al. (2015). The presurgical T staging of non-small cell lung cancer: efficacy comparison of 64-MDCT and 3.0 T MRI. Cancer Imaging, 15(1).
9. Verschakelen J.A., Bogaert J., and Wever W.D. (2002). Computed tomography in staging for lung cancer. Eur Respir J, 19(35 suppl), 40S – 48s.