MỐI LIÊN QUAN GIỮA SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG VỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI TỈNH BÌNH DƯƠNG

Thị Thuý Hồng Võ 1,, Thị Mai Hiên Hoàng 2, Mạnh Tuấn Vũ 3
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội
2 Phòng khám nha khoa thẩm mỹ Phương Đông
3 Viện ĐT Răng Hàm Mặt, Trường Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối liên quan giữa bệnh sâu răng, viêm quanh và tình trạng mất răng với chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi (NCT) ở tình Bình Dương. Đối tượng nghiên cứu là người cao tuổi (> 60 tuổi) của tỉnh Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang thực hiện trên 1350 NCT. Kết quả cho thấy điểm OHIP 14VN nhóm mất răng: 7,64 điểm (so với nhóm mất răng: 6,92 điểm); OR: 2,42 (CI 95%: 1,29 - 4,56). Điểm OHIP 14VN nhóm NCT bị VQR là 8,15 điểm (so với nhóm không bị VQR 7,35 điểm); OR 1,52 (CI 95%: 1,1-2,1). Điển OHIP 14VN nhóm có dưới 3 VLPLM là 7,82 điểm (so với 5,28 điểm); OR 2,62 (CI 95% 1,31-5,24). Kết luận: Bệnh sâu răng, viêm quanh răng và tình trạng mất răng gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tỉnh Bình Dương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Sen (2015), Thực trạng bệnh sâu răng, nhu cầu điều trị và ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi tỉnh Yên Bái năm 2015. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, 44-57.
2. Nguyễn Thị Châu Thoa, và cs (2012), A Vietnamese version of the 14-item oral health impact profile OHIP-14VN, Journal of Epidemiology, 2, 28-35.
3. Phạm Văn Việt (2004), Nghiên cứu tình trạng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng và đánh giá kết quả hai năm thực hiện nội dung chăm sóc răng miệng ban đầu ở người cao tuổi tại Hà Nội. Luận án tiến sĩ y học, trường Đại học Y Hà Nội, 64-75.
4. Bernabé E và cs (2010), Periodontal disease and quality of life in British adults, Journal of Clinical Periodontology 37, 968–972.
5. Needleman I và cs (2004), Impact of oral health on the life quality of periodontal patients, Journal of Clinical Periodontology, 31, 454–457.
6. Rodakowska và cs (2014), Quality of life measured by OHIP-14 and GOHAI in elderly people from Bialystok, north-east Poland, BMC Oral Health, 14(106), 1-8.
7. Silva A E R và cs (2013), Oral health–related quality of life and associated factors in Southern Brazilian elderly, Gerodontology, 32, 35-45.
8. Ulinski K B G và cs (2013), Factors Related to Oral Health-Related Quality of Life of Independent Brazilian Elderly, International Journal of Dentistry, 2013, 1-8.