TÌM HIỂU YẾU TỐ NGUY CƠ NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ TẠI KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI NĂM 2021

Minh Duyên Nguyễn 1,, Thanh Hải Lê 1, Thị Phương Thùy Nguyễn1, Kim Cương Bùi 1, Thị Thắm Lê 1, Tuyết Minh Trần1
1 Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) vẫn là mối lo ngại toàn cầu cần kiểm soát trong số những nhiếm khuẩn bệnh viện phổ biến. Mục tiêu nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố nguy cơ liên quan đến NKVM nhằm đưa ra chiến lược kiểm soát phù hợp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả cắt ngang toàn bộ các người bệnh từ trên 8 tuổi, không phân biệt giới được điều trị phẫu thuât thuộc các chuyên khoa: Tiêu hóa –Tiết niệu – Chấn thương. Hồ sơ bệnh án đầy đủ trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 tại khoa Ngoại bệnh viện Đống Đa, Hà Nội. Số liệu được ghi chép hồ sơ mẫu, xử lý bằng phần mềm SPSS. 20.0.  Kết quả: Tổng số 138 người bệnh đạt yêu cầu nghiên cứu, nam chiếm 55,1%, nữ chiếm 44,9%: Yếu tố nguy cơ gồm: Yếu tố người bệnh, yếu tố phẫu thuật, yếu tố môi trường và chăm sóc người bệnh. Trong đó yếu tố người bệnh có: tuổi >60 tuổi chiếm 36,2%. Thừa cân, béo phì chiếm 13,8 %; Yếu tố phẫu thuật: Có vật liệu thay thế + dẫn lưu chiếm 22,5% và 60,9%. Thời gian phẫu thuật dài: từ 60 đến 120 phút chiếm đa số (76,8%), ≥ 120 phút chiếm 18,1%. Yếu tố môi trường và nhân viên y tế: Phòng mổ cấp cứu, phòng mổ liên chuyên khoa chưa thực hiện 1 chiều; Bệnh viện chưa có quy định sử dụng kháng sinh dự phòng; 42% người bệnh không được tắm khử khuẩn trước mổ; 84,8% người bệnh không được loại bỏ lông tóc theo qui định. Kết luận và khuyến nghị: Qua những yếu tố nguy cơ phát hiện trong nghiên cứu có thể làm tăng tỷ lệ NKVM, chúng tôi khuyến nghị bệnh viện cần bổ sung một số qui trình và giám sát về an toàn phẫu thuật, các khoa phòng liên quan và nhân viên cần tuân thủ.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Leaper, D. J., Van Goor, H., and Reilly, J. (2004), "Surgical Site Infection - a European perspective of incedence and economic burden", Int Wound J. 1(4), pp. 247-273.
2. Anderson, D. J. (2011), "Surgical site infection", Infectious Disease Clinics of North America. 25(1), pp. 135-153
3. Phạm Văn Tân (2016), "Nghiên cứu nhiễm khuẩn vết mổ các phẫu thuật tiêu hóa tại khoa Ngoại Bệnh viện Bạch Mai", Luận án Tiến sỹ. Học viện Quân Y
4. Nguyễn Thị Mai Thảo (2014), "Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố nguy cơ ở người bệnh sau phẫu thuật tại Khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp năm 2014", Luận văn Thạc sỹ Quản lý bệnh viện. Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
5. Lê Tuyên Hồng Dương, Đỗ Ngọc Hiếu, và Lưu Thúy Hiền (2012), "Nghiên cứu tình trạng nhiễm khuẩn trong các loại phẫu thuật tại Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương", Tạp chí Y học thực hành. 841(9), tr. 67-71.
6. Ozgen Isik, Ekrem Kaya, and Pinar Sarkut (2015), "Factors Affecting Surgical Site Infection Rates in Hepatobiliary Surgery", Surg Infect. 16(3), p. 281
7. Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Việt Hùng, và Phạm Ngọc Trường (2012), "Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ tại một số bệnh viện", Tạp chí Y học thực hành. 830(7), tr. 28-32
8. Trần Đỗ Hùng và Dương Văn Hoanh (2013), "Nghiên cứu về tình hình nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân sau phẫu thuật tại khoa Ngoại bệnh viện đa khoa trung ương Cần thơ", Tạp chí y học thực hành. 869(5), tr. 131-134.