PHẪU THUẬT SỬ DỤNG OMNIPORE ĐIỀU TRỊ KHE HỞ XƯƠNG ỨC Ở TRẺ EM: NHÂN 3 TRƯỜNG HỢP

Mạnh Tuân Tô 1,, Minh Khôi Nguyễn 1, Duy Hiền Phạm 1, Thanh Tú Vũ 1, Hanh Tiệp Đặng 1, Ánh Dương Đặng 1, Thị Tuyến Trần 1, Thị Lý Lê1, Minh Huyền Nguyễn 1, Văn Sáng Nguyễn 1
1 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Khe hở xương ức là một dị dạng thành ngực hiếm gặp, xảy ra do sự liền không hoàn toàn của xương ức trong thời kì bào thai. Tỉ lệ mắc 1:100 000 trẻ sinh sống và chiếm dưới 1% các trường hợp dị dạng lồng ngực. Phẫu thuật cần được thực hiện nhằm phục hồi cấu trúc giải phẫu, chức năng lồng ngực và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Phẫu thuật nên được thực hiện trong giai đoạn sơ sinh và trẻ nhũ nhi vì sự linh hoạt của thành ngực là tối đa. Phẫu thuật có thể sử dụng trực tiếp với vạt màng sụn, trượt ghép sụn hay mảnh cơ ghép hay các vật liệu nhân tạo như Omnipore (Matrix Surgical USA-Atlanta, Georgia 30349 U.S.A.). Nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá kết quả ứng dụng Omnipore phẫu thuật nhân 3 bệnh nhân khe hở xương ức tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ca bệnh: Ba ca bệnh là trẻ nam, tuổi 1-1-12 tháng, có khe hở toàn bộ xương ức ở 2 trẻ và một trẻ có khe hở hình chữ V ngược, được phẫu thuật tạo hình xương ức có sử dụng mảnh ghép Omnipore. Kết quả khám lại sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng, 12 tháng cho thấy kết quả xương liền, không biến chứng. Kết Luận: Khe hở xương ức là một bệnh lý hiếm gặp. Phẫu thuật sớm quanh tuổi sơ sinh thuận lợi hơn, việc sử dụng vật liệu Omnipore hỗ trợ kết hợp xương ức cho kết quả liền xương vững và không có biến chứng, đặc biệt các trường hợp diện khe hở xương ức lớn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Acastello E, Majluf R, Garrido P, et al. (2003). “Sternal Cleft: A Surgical Opportunity”. J Pediatr Surg, 38:178-183.
2. Alshomer F, Aldaghri F, Alohaideb N, et al. (2017). “Reconstruction of Congenital Sternal Clefts: Surgical Experience and Literature Review”. Plast Reconstr Surg Glob Open,5: e1567.
3. Dogan R, Uysal S, Kumbasar U, et al. (2019). “Surgical repair of a sternal cleft malformation”. Turkish Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, 27(4):597-600.
4. Torre M, Rapuzzi G, Carlucci M, et al. (2012). “Phenotypic spectrum and management of sternal cleft: literature review and presentation of a new series”. Eur J Cardiothorac Surg, 41:4-9.
5. Fouilloux V, Bertin F, Peltier E, et al. (2019). “First Sternal Cleft Repair Using a Porous Alumina Ceramic Prosthesis in a 9-Year-Old Child”. Eur J Pediatr Surg Rep,7: e20–e23.
6. Ramdial S, Pillay D, Madaree A. (2016). “Primary Closure of A Sternal Cleft in A Neonate”. World J Plast Surg,5(3):308-312.
7. Semlacher RA, Nuri MAK. (2019). “Successful management of absent sternum in an infant using porcine acellular dermal matrix”. Arch Plast Surg, 46: 470-474.
8. Yamanaka K, Higuma T, Wantanabe K, et al. (2012). “Congenital sternal cleft”. Journal of Pediatric Surgery, 47, 2143–2145.
9. Raff GW, Hirose S. (2017). “Surgery for chest wall deformities”, © Springer International Publishing Switzerland, 71-81.