TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ 5, 12 TUỔI DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2015

Việt Cường Vi1,, Quốc Hùng Phạm 2
1 Đại học Quốc tế Hồng Bàng
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá tình trạng sâu răng ở trẻ 5, 12 tuổi dân tộc Thái tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu được hoàn thành vào tháng 5/2015 với 473 trẻ 5 tuổi tại 9 trường mầm non và 476 trẻ 12 tuổi tại 9 trường trung học cơ sở ở huyện. Nghiên cứu theo phương pháp điều tra và phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2013; Kết quả nghiên cứu cho thấy: trẻ 5 tuổi: tỷ lệ sâu răng ở mức trung bình (59,8%); nam (62%) cao hơn nữ (57,2%) với sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05); Sâu-mất-trám răng ở mức độ trung bình (2,71±3,22), trong đó chủ yếu là chỉ số sâu, chỉ số mất không có, chỉ số trám rất ít; Sâu-mất-trám mặt răng trung bình khá cao (8,36±11,5); Nhu cầu điều trị: 0,52 răng/1 trẻ cần trám 1 mặt răng, 0,79 răng/1 trẻ cần trám 2 mặt răng. Trẻ 12 tuổi: tỷ lệ sâu răng ở mức độ thấp (14,3%); nam (11,6%) thấp hơn nữ (16,9 %) với sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sâu-mất-trám răng ở mức độ rất thấp (0,21±0,56) và Sâu-mất-trám mặt răng ở mức rất thấp (0,45±1,56). Nhu cầu điều trị: 0,13 răng/1 trẻ cần trám 1 mặt răng; 0,04 răng/1 trẻ cần trám 2 mặt răng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chính phủ (2011). Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định số 122/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. World Health Organization (2013). Oral health surveys: Basis methods, 5th edition, France.
3. Dixit, Lonim et al. (2013). Dental caries prevalence, oral health knowledge and practice among indigenous Chepang school children of Nepal. BMC oral health. 13. 20. 10.1186/1472-6831-13-20.
4. Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2011). Kiến thức, hành vi và tình trạng sâu răng của học sinh lứa tuổi 12 và 15 tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010. Luận án chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Thị Thảo Trinh (2011). Tình trạng bệnh sâu răng, nha chu học sinh dân tộc K’ho và Kinh tuổi 12,15 tại tỉnh Lâm Đồng năm 2010. Luận án chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
6. Trần Thanh Tuấn (2014). Nghiên cứu tình trạng sức khỏe răng miệng và các yếu tố liên quan của trẻ em 12 và 15 tuổi tại các trường trung học cơ sở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2013. Luận án chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Riordan PJ. (1999). Fluoride supplements for young children: an analysis of the literature focusing on benefits and risks. Community Dent Oral Epidemiol;27(1):72-83.