NHẬN XÉT GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM RUỘT THỪA CẤP Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ HẢI PHÒNG, NĂM 2018-2020

Đức Hạ Hoàng1,2,, Thanh Đỗ Cao 1
1 Trường Đại học Y dược Hải Phòng
2 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả hình ảnh và nhận xét vai trò của siêu âm trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp ở ở trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng từ ngày 01 tháng 09 năm 2018 đến ngày 31 tháng 8 năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh bào gồm các bệnh nhân dưới 16 tuổi, có lâm sàng nghi ngờ, có siêu âm ổ bụng chẩn đoán là VRT. Bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật, làm giải phẫu bệnh hoặc được theo dõi, hoặc điều trị nội khoa đến khi ổn định. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện bằng cách lấy toàn bộ bệnh nhân đạt đủ tiêu chuẩn nêu trên được khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng trong thời gian nghiên cứu từ 1/9/2018 đến 31/8/2020. Kết quả và Kết luận: Nghiên cứu gồm 90 bệnh nhi, tuổi từ 4-15 tuổi; tỷ lệ nam/nữ là 2,24/1. Siêu âm chẩn đoán đúng 100% trường hợp VRT khi ruột thừa ở vị trí bình thường và 66,7% khi ruột thừa ở vị trí bất thường. Siêu âm chẩn đoán VRT có độ nhạy 97,5%, độ đặc hiệu 88,8%, giá trị dự đoán dương tính 98,7%, giá trị dự đoán âm tính 80%. Hình ảnh VRT thường gặp là: Lòng RT đầy dịch, ấn không xẹp, đường kính ngang > 6 mm, dày thành RT, có phản ứng đầu dò. Dấu hiệu gián tiếp có tỷ lệ cao là thâm nhiễm mỡ chiếm 93,8%. Siêu âm chẩn đoán VRT có biến chứng với độ nhạy 66,7%, độ đặc hiệu 98,6%, giá trị dự đoán dương tính 85,7%, giá trị dự đoán âm tính 95,9%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Minh Chính (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm ruột thừa trẻ em dưới 5 tuổi. Luận án bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
2. Bùi Đức Hậu (2015). Viêm ruột thừa trẻ em: Lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị. Tạp chí y học Việt Nam. 2(420): 51-56.
3. Phan Thanh Lương, Trần Ngọc Bích, Vũ Huy Nùng (2003). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và giải phẫu bệnh lý trong viêm ruột thừa cấp ở trẻ em. Tạp chí Y học thực hành. 2: 27-32.
4. Dương Văn Mai (2016). Nghiên cứu kết quả điều trị viêm ruột thừa cấp ở trẻ em bằng phẫu thuật nội soi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Y dược Thái Nguyên.
5. Phạm Thị Minh Rạng, Phạm Lê An (2012). Giá trị thang điểm Alvarado và siêu âm trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp ở trẻ em. Nghiên cứu y học. 16(1): 96-101.
6. Almaramhy HH (2017). Acute appendicitis in young children less than 5 years: review article. Ital J Pediatr. 43(1): 15.
8. Carpenter JL, Orth RC, Zhang W et al (2017). Diagnostic Performance of US for Differentiating Perforated from Nonperforated Pediatric Appendicitis: A Prospective Cohort Study. Radiology. 282(3): 833-841.
9. Estey A, Poonai N, Lim R (2013). Appendix not seen: the predictive value of secondary inflammatory sonographic signs. Pediatr Emerg Care. 29(4): 435-439.