SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH THƯỚC VÀ TỶ LỆ TẢI TRÊN SỰ GIẢI PHÓNG DƯỢC CHẤT CỦA VI CẦU XỐP CHỨA METRONIDAZOL

Minh Quân Lê 1,, Du Trương Tiêu 1, Hậu Lê 1
1 Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Thiết lập các thông số điều chế phù hợp để tạo ra các vi cầu xốp chứa dược chất metronidazol có đặc tính kích thước và tỉ lệ tải khác nhau. Từ đó, khảo sát ảnh hưởng của các đặc tính này đến khả năng kiểm soát sự giải phóng và động học giải phóng dược chất từ vi cầu xốp. Đối tượng và phương pháp: Vi cầu xốp ethyl cellulose chứa metronidazol là đối tượng của nghiên cứu. Vi cầu được điều chế bằng phương pháp bốc hơi dung môi từ nhũ tương. Các đặc tính của vi cầu được nghiên cứu là kích thước trung bình, tỷ lệ tải sự ảnh hưởng của chúng trên khả năng và động học giải phóng dược chất. Kết quả: Kích thước và tỷ lệ tải của vi cầu tạo thành có thể được kiểm soát thông qua nồng độ ethyl cellulose, nồng độ dược chất phân tán trong pha dầu, nồng độ chất ổn định nhũ tương hoặc các thông số quy trình như tốc độ và thời gian đồng nhất hóa. Vi cầu có kích thước lớn hơn, tỷ lệ tải cao hơn cho thấy khả năng giải phóng dược chất nhanh hơn. Dược chất được giải phóng khỏi vi cầu nhờ cơ chế khuếch tán kết hợp với sự bào mòn của chuỗi polyme. Kết luận: Kích thước và tỷ lệ tải của vi cầu xốp ethyl cellulose có thể được kiểm soát thông qua các thông số điều chế và từ đó có thể giúp kiểm soát khả năng giải phóng dược chất của vi cầu. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Park J., Ye M., Park K. (2005), “Biodegradable polymers for microencapsulation of drugs”, Molecules, 10(1), 146-161.
[2] Minh-Quan L., Gimel J.C, Garric X., eta al. (2020), Modulation of protein release from penta-block copolymer microspheres, 152, 175-182.
[3] Phan Thị Kim Phụng, Lê Hậu, Lê Minh Quân (2020), Nghiên cứu bào chế vi cầu metformin hydroclorid giải phóng kéo dài bằng phương pháp bốc hơi dung môi từ nhũ tương, Tạp chí Dược học, 6, 40-45.
[4] Rough S. L., Wilson D. I., and Zhang M. (2014), “The evolution of pellet size and shape during spheronisation of an extruded microcrystalline cellulose paste”, Chemical Engineering Research and Design, 92(11), 2413-2424.
[5] P. Horcajada, A. Rámila, J. Pérez-Pariente, M. Vallet-Regı (2004), “Influence of pore size of MCM-41 matrices on drug delivery rate”, Microporous and Mesoporous Materials. 68 (1-3), pp 105-109.
[6] Andreas Bertz, Stefanie Wöhl-Bruhn, Sebastian Miethe, et al. (2013), “Encapsulation of proteins in hydrogel carrier systems for controlled drug delivery: Influence of network structure and drug size on release rate”, Journal of Biotechnology. 163 (2), pp 243-249.
[7] M. Jelvehgari, A. Nokhodchi, M. Rezapour, H. Valizadeh (2010), "Effect of formulation and processing variables on the characteristics of tolmetin microspheres prepared by double emulsion solvent diffusion method", Indian journal of pharmaceutical sciences. 72 (1), pp. 72-78.