KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, BIẾN THỂ CỦA ĐỘNG MẠCH TUYẾN TIỀN LIỆT TRÊN CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY

Xuân Khái Nguyễn 1, Tuấn Minh Ngô 1,
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm giải phẫu, biến thể của động mạch tuyến tiền liệt (ĐMTTL) trên chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả. Khảo sát phim chụp MSCT của 52 BN phì đại lành tính tuyến tiền liệt (PĐLTTTL) tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 9/2019 đến tháng 5/2021. Kết quả: Trong nhóm nghiên cứu, tỷ lệ tìm được 02 ĐMTTL rất hiếm, chỉ có 06/104 bên khung chậu, chiếm tỷ lệ 5,8%. Về vị trí xuất phát, type hay gặp nhất là động mạch TTL tách ra từ động mạch thẹn trong, chiếm 58,2%. Hiếm gặp nhất là động mạch TTL tách ra từ nhánh trước động mạch chậu trong, chiếm 1,8%. Đường kính trung bình của động mạch TTL là 1,26 ± 0,28mm. Hình dạng xoắn của động mạch TTL chiếm tỷ lệ 50%. Tỷ lệ quan sát được xơ vữa động mạch TTL là 28,2%. Có 30/110 tổng số trường hợp quan sát được vòng nối của động mạch TTL, chiếm tỷ lệ 27,3%. Kết luận: Cần nắm vững giải phẫu và biến thể của ĐMTTL khi điều trị bệnh lý TTL bằng can thiệp nội mạch.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phan Hoàng Giang (2014). Nghiên cứu kết quả điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt bằng phương pháp nút động mạch tuyến tiền liệt. Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Đỗ Huy Hoàng (2017). Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu của động mạch tuyến tiền liệt trên chụp mạch số hóa xóa nền ở bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Luận văn Bác sỹ Nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. A. M. de Assis, A. M. Moreira, V. C. de Paula Rodrigues. et al. (2015), "Pelvic Arterial Anatomy Relevant to Prostatic Artery Embolisation and Proposal for Angiographic Classification". Cardiovasc Intervent Radiol, 38(4), pp. 855-61.
4. M. Q. Wang, L. P. Guo, G. D. Zhang. et al. (2015), "Prostatic arterial embolization for the treatment of lower urinary tract symptoms due to large (>80 mL) benign prostatic hyperplasia: results of midterm follow-up from Chinese population". BMC Urol, 15, pp. 33.
5. M. Q. Wang, F. Duan, K. Yuan. et al. (2017), "Benign Prostatic Hyperplasia: Cone-Beam CT in Conjunction with DSA for Identifying Prostatic Arterial Anatomy". Radiology, 282(1), pp. 271-280.
6. G. Zhang, M. Wang, F. Duan. et al. (2015), "Radiological Findings of Prostatic Arterial Anatomy for Prostatic Arterial Embolization: Preliminary Study in 55 Chinese Patients with Benign Prostatic Hyperplasia". PLoS One, 10(7), pp. e0132678.
7. T. Bilhim, J. M. Pisco, H. Rio Tinto. et al. (2012), "Prostatic arterial supply: anatomic and imaging findings relevant for selective arterial embolization". J Vasc Interv Radiol, 23(11), pp. 1403-15.