NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CÓ RUNG NHĨ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trên thế giới, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong thứ ba sau bệnh tim thiếu máu cục bộ và ung thư. Tại Việt Nam, ước tính hàng năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2015), đột quỵ là nguyên nhân chính gây tử vong ở Việt Nam (21,7%) với số lượng bệnh nhân tử vong hàng năm là 150.000 (Health Grove, 2013). Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim kéo dài thường gặp nhất làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và gánh nặng kinh tế xã hội ở bệnh nhân đột quỵ. Tại Việt Nam, hiện chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ. Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu 55 bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ điều trị nội trú tại Trung tâm Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 7 năm 2020. Kết quả: Nhồi máu não ở bệnh nhân rung nhĩ có triệu chứng lâm sàng trong thời kỳ toàn phát cũng tương tự như nhồi máu não ở các bệnh nhân khác, triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là liệt nửa người và rối loạn ngôn ngữ (chiếm lần lượt 85,5% và 63,6%). Đa số bệnh nhân có mức độ hồi phục lâm sàng kém (điểm mRS tại thời điểm xuất viện ≥ 3 chiếm 65,5%).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhồi máu não, rung nhĩ, triệu chứng lâm sàng, kết quả điều trị
Tài liệu tham khảo
2. 2020 ESC Guidelines for the diagnosis and management of atrial fibrillation developed in collaboration with the European Association of Cardio-Thoracic Surgery (EACTS) | European Heart Journal | Oxford Academic. , accessed: 18/10/2020.
3. Đỗ Minh Chi C.P.P. (2014). Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng trên bệnh nhân nhồi máu não có rung nhĩ.
4. Kongbunkiat K., Kasemsap N., Travanichakul S. và cộng sự. (2015). Hospital mortality from atrial fibrillation associated with ischemic stroke: a national data report. Int J Neurosci, 125(12), 924–928.
5. Lê Thị Thúy Hồng L.V.T. (2015). Đặc điểm lâm sàng, chụp cắt lớp vi tính và các yếu tố tiên lượng của bệnh nhân nhồi máu não có bệnh lý tim mạch.
6. Akanksha W.G., Paramdeep K., Gagandeep S. và cộng sự. (2017). Clinical Features, Risk Factors, and Short-term Outcome of Ischemic Stroke, in Patients with Atrial Fibrillation: Data from a Population-based Study. Ann Indian Acad Neurol, 20(3), 289–293.
7. Chu Bá Chung (2017). Nghiên cứu các yếu tố tiên lượng tử vong trên bệnh nhân nhồi máu não trong bốn tuần đầu. .
8. Arauz A., Ruiz-Navarro F., Barboza M.A. và cộng sự. (2017). Outcome, Recurrence and Mortality after Non-Valvular Atrial Fibrillation Stroke: Long-Term Follow-Up Study. J Vasc Interv Neurol, 9(6), 5–11.
9. Goel D., Gupta R., Keshri T. và cộng sự. (2020). Prevalence of atrial fibrillation in acute ischemic stroke patients: A hospital-based study from India. Brain Circ, 6(1), 19–25.