KINH NGHIỆM QUA 689 CHI BỊ SUY TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG LASER 1470NM

Minh Phúc Vũ 1, Văn Quân Hoàng 1, Văn Sơn Nguyễn 1, Đức Hùng Trần 1,
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp laser 1470nm tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 7/2016 đến tháng 8/2020. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 498 bệnh nhân (689 chi) được chẩn đoán suy tĩnh mạch nông chi dưới được điều trị bằng laser nội mạch. Kết quả: tuổi trung bình 58,8 ± 11,6. Nữ giới 317 (63,7%), nam giới 161 (36,3%). Phân loại CEAP: giai đoạn C2 53,8%, C3 26,3%, C4 18,6%. Tổn thương một bên 65,3%, tổn thương hai bên 34,7%. Tổn thương tại tĩnh mạch hiển lớn và hiển bé lần lượt là 92,2% và 7,8%. Điểm VCSS và CIVIQ 20 lần lượt là 4,6 ± 1,8 và 54,0 ± 7,8. Chiều dài tĩnh mạch được điều trị của tĩnh mạch hiển lớn và hiển bé trung bình là 41,5 ± 8,7 và 17,6 ± 2,1 cm với năng lượng trung bình trên đoạn mạch (LEED) lần lượt là 67,6 J/cm và 68,5 J/cm. Sau can thiệp, tỷ lệ giai đoạn C1 72,3%, tỷ lệ giai đoạn đoạn C2, C3 giảm rõ rệt so với trước can thiệp. Điểm VCSS và CIVIQ 20 lần lượt là 1,1 ± 0,7 và 27,8 ± 3,5, giảm so với trước can thiệp. Tỷ lệ thành công 99,3%. Các biến chứng gồm: bầm tím 25%, sẹo cứng 4,1%, rối loạn cảm giác 1,7%, không có biến chứng nặng. Kết luận: Laser 1470nm là phương pháp điều trị có hiệu quả, an toàn đối với bệnh nhân suy tĩnh mạch nông chi dưới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Trung Anh (2017). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính của phương pháp gây xơ bằng thuốc và laser nội tĩnh mạch. Luận án tiến sĩ Y học.
2. Phạm Mai Phương (2015). Nghiên cứu mối liên quan giữa một số thông số siêu âm doppler mạch với đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới. Luận văn thạc sĩ Y học.
3. Darwood RJ, Gough MJ. Endovenous laser treatment for uncomplicated varicose veins. Phlebology. 2009;24(1):50-61.
4. Onida S, Davies HA. Predicted burden of venous disease. Phlebology. 2016; 31(1): 74-9.
5. Park JA, Park S. W, Chang I S, et al. The 1,470-nm bare-fiber diode laser ablation of the great saphenous vein and small saphenous vein at 1-year follow-up using 8–12 W and a mean linear endovenous energy density of 72 J/cm. J Vasc Interv Radiol. 2014; 25(11): 1795-800.
6. Robertson L, Evans C, Fowkes FGR. Epidemiology of chronic venous disease. Phlebology. 2008; 23(3): 103-11.
7. Rasmussen LH., Lawaetz M, Bjoern L, et al. Randomized clinical trial comparing endovenous laser ablation, radiofrequency ablation, foam sclerotherapy and surgical stripping for great saphenous varicose veins. Br J Sur. 2011; 98(8): 1079-87.
8. Wittens C, Davies AH, Baekgaard N, Broholm R, et al. Editor's choice–management of chronic venous disease: Clinical practice guidelines of the European Society for Vascular Surgery (ESVS). Eur J Vasc Surg. 2015; 49(6): 678-737.