KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRẦM CẢM NẶNG CÓ Ý TƯỞNG HÀNH VI TỰ SÁT ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Thị Bích Nguyễn 1,2,, Thị Thu Hiền Phạm 2, Thị Được Vương 2,3, Thy Cầm Vũ 2
1 Đại học Thăng Long
2 Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ý tưởng và hành vi tự sát là một trong những tình trạng cấp cứu trong chuyên ngành tâm thần, chủ yếu gặp ở bệnh nhân trầm cảm nặng. Nhân khẩu học, tình trạng bệnh, sự tuân thủ điều trị và cách thức chăm sóc là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị nhóm bệnh nhân này.  Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh trầm cảm nặng có ý tưởng hành vi tự sát điều trị nội trú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 103 bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm nặng có ý tưởng hành vi tự sát, điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 06 năm 2021, có sử dụng thang điểm đánh giá trầm cảm BECK (BECK). Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân điều trị tốt chiếm 22,3%, thuyên giảm nhiều (62,1%) và thuyên giảm ít chiếm 15,5%. Không có bệnh nhân không thuyên giảm và tử vong. Kết quả chăm sóc tốt hơn  ở nhóm bệnh nhân có thời gian diễn biến bệnh < 1 năm tốt hơn gấp 3,63 lần nhóm ≥ 1 năm, mức độ trầm cảm nhẹ tốt hơn nhóm mức độ vừa và nặng gấp 5,79 lần, bệnh nhân thỉnh thoảng có ý tưởng tự sát tốt hơn nhóm thường xuyên có ý tưởng tự sát gấp 3,86 lần, mức độ tuân thủ thuốc tốt và hỗ trợ từ gia đình tốt có kết quả chăm sóc tốt hơn gấp 8,33 lần nhóm bệnh nhân ít tuân thủ và ít nhận được sự hỗ trợ từ gia đình. Là các yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc bệnh nhân trầm cảm nặng có ý tưởng tự sát. Kết luận: Bệnh nhân trầm cảm nặng có ý tưởng, hành vi tự sát sau khi được chăm sóc, điều trị đều có kết quả ổn định và thuyên giảm bệnh. Thời gian diễn biến bệnh, mức độ nặng của trầm cảm, mức độ ý tưởng tự sát, mức độ tuân thủ thuốc và hỗ trợ từ gia đình là những yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc bệnh nhân trầm cảm nặng có ý tưởng tự sát.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tổ chức y tế thế giới (2020) Preventing suicide: A global imperative.
2. Bachmann S. (2018). Epidemiology of Suicide and the Psychiatric Perspective. Int J Environ Res Public Health, 15(7).
3. Sức khỏe tâm thần ở Việt Nam. , accessed: 18/10/2020.
4.Tổ chức y tế thế giới (1992). “Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi”.
5. Bùi Quang Huy, Cao Tiến Đức (2004). Nghiên
cứu một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng ở BN tâm thần có hành vi tự sát. Tạp chí Y - Dược học quân sự. 2004, số 2, tr.92-96.
6. Van Gastel A, Schotte C, Maes M. The prediction of suicidal intent in depressed
patients. Acta Psychiatr Scand. 1997, Oct, 96 (4), pp.254-259.
7. Bùi Quang Huy (2013) Nghiên cứu về hành vi tự sát trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng. Tạp chí y học quân đội số 4, 2013.
8. Nguyễn Hữu Kỳ (1996). Nghiên cứu sự liên quan giữa yếu tố ngoại lai, nhân tố tâm lý và nhân tố bệnh tâm thần ở những người toan tự sát. Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Dương Duy Đặng (2010) Đánh giá ý tưởng và hành vi tự sát trên người bệnh rối loạn trầm cảm nặng. Luận văn chuyên khoa cấp 2 – Trường Đại học Y Hà Nội.