TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA CA 125, HE4 VÀ ROMA TEST TRONG DỰ ĐOÁN UNG THƯ BUỒNG TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Đức Long Phan1, Thị Anh Đào Lê 2,, Quang Vinh Trương 3
1 Bệnh viện Đa Khoa Nông Nghiệp
2 Đại học Y Hà Nội
3 Trường Đại học Y Dược, ĐHQG Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chẩn đoán ung thư buồng trứng sớm thường rất khó khăn do các dấu hiệu lâm sàng mờ nhạt, biện pháp chẩn đoán hình ảnh phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và kỹ năng của người đọc. Các xét nghiệm CA 125 và HE 4 và ROMA test đã được chứng minh có khả năng dự đoán nguy cơ ung thư của khối u buồng trứng. Nghiên cứu nhằm mục tiêu: Xác định giá trị dự đoán của CA125, HE4 và ROMA test trong ung thư buồng trứng tại quần thể bệnh nhân u buồng trứng được phẫu thuật tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2018-2019. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu từ 8/2018 đến tháng 6/2019. Các bệnh nhân có u buồng trứng xét nghiệm CA 125 HE4 và ROMA test trước mổ sau đó được phẫu thuật tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Dựa theo kết quả giải phẫu bệnh lý sau mổ để đánh giá độ nhậy, độ đặc hiệu của 3 xét nghiệm này. Kết quả: Trong 209 bệnh nhân u buồng trứng, có 33 bệnh nhân ung thư buồng trứng. Độ nhậy và độ đặc hiệu của CA125 trong ung thư biểu mô buồng trứng (UTBMBT) là 88%, 70%. Độ nhạy và độ đặc hiệu của HE4 trong UTBMBT là 64% và 96.6%. Độ nhạy và độ đặc hiệu của ROMA test trong UTBMBT  là 92%, độ đặc hiệu ROMA = 55.32%. Kết luận: CA 125 và HE4 riêng lẻ đều có giá trị dự đoán UTBMBT, nên phối hợp CA 125 và HE4 trong dự đoán UTBMBT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pearce C.L., Stram D.O., Ness R.B. et al. (2015). Population Distribution of Lifetime Risk of Ovarian Cancer in the United States. Cancer Epidemiol Biomarkers & Prev, 24(4), 671 LP – 676.
2. Ferlay J., Soerjomataram I., Dikshit R. et al. (2015). Cancer incidence and mortality worldwide: sources, methods and major patterns in GLOBOCAN 2012. Int J cancer, 136(5), E359-86.
3. Li K., Hüsing A., Fortner R.T. et al. (2015). An epidemiologic risk prediction model for ovarian cancer in Europe: The EPIC study. Br J Cancer, 112(7), 1257–1265.
4. LaVigne K., Dao F., Abu–Rustum N. et al. (2017), HE4 is a biomarker for newly diagnosed and recurrent high - grade serous ovarian cancer with normal CA 125 values.
5. Moore R.G., McMeekin D.S., Brown A.K. et al. (2009). A novel multiple marker bioassay utilizing HE4 and CA125 for the prediction of ovarian cancer in patients with a pelvic mass. Gynecol Oncol, 112(1), 40–6.
6. Aslam N., Banerjee S., Carr J. V et al. (2000). Prospective evaluation of logistic regression models for the diagnosis of ovarian cancer. Obstet Gynecol, 96(1), 75–80.
7. Piek J.M.J., van Diest P.J., Verheijen R.H.M. (2008). Ovarian carcinogenesis: an alternative hypothesis. Adv Exp Med Biol, 622, 79–87.
8. Dikmen Z.G., Colak A., Dogan P. et al. (2015). Diagnostic performances of CA125, HE4, and ROMA index in ovarian cancer. Eur J Gynaecol Oncol, 36(4), 457–462.
9. Huy N.V.Q., Van Khoa V., Tam L.M. et al. (2018). Standard and optimal cut-off values of serum ca-125, HE4 and ROMA in preoperative prediction of ovarian cancer in Vietnam. Gynecol Oncol reports, 25, 110–114.