NGUYÊN NHÂN, XỬ TRÍ VÀ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ THỦNG THỰC QUẢN

Bá Lập Dương 1, Minh Tùng Lý 2,, Văn Minh Tuấn Trần 2, Hữu Duy Trần 2
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thủng thực quản là một bệnh lý hiếm gặp nhưng tỉ lệ biến chứng và tử vong cao. Tổn thương có nhiều vị trí và mức độ lan rộng khác nhau khiến việc chẩn đoán ban đầu thường gặp nhiều khó khăn. Lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân khác nhau tùy vào đặc điểm tổn thương. Nghiên cứu này nhằm mô tả nguyên nhân và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị thủng thực quản từ 06.2014 đến 06.2019 tại bệnh viện Bình Dân. Mục tiêu: Mô tả nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng của tổn thương, hình ảnh học và đánh giá kết quả điều trị các trường hợp thủng thực quản. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca được chẩn đoán và điều trị thủng thực quản tại bệnh viện Bình Dân trong khoảng thời gian 5 năm từ 06.2014 đến 06.2019. Kết quả: Có 36 bệnh nhân, gồm 17 ca thủng thực quản ở cổ (47%), 15 ca ở ngực (42%) và 4 ca ở bụng (11%). Nguyên nhân chính gây thủng thực quản là do dị vật (41,7%). CT giúp phát hiện tổn thương 94%. Có 8 ca điều trị bảo tồn, tỉ lệ thành công là 75%. Khâu thì đầu có tỉ lệ thành công là 87,5%. Tỉ lệ tử vong chung là 8,3%. Kết luận: Thủng thực quản cần chẩn đoán sớm để giảm tỉ lệ tử vong. CT-scan là phương tiện hữu ích, cung cấp nhiều thông tin giúp chẩn đoán. Điều trị bảo tồn có thể áp dụng trong những trường hợp chọn lọc. Khâu thì đầu là một lựa chọn tốt cho thủng thực quản, có tỉ lệ thành công cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Quang Nghĩa (2012) "Thủng, bục miệng nối và dò thực quản". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh 16, tr. 2-4.
2. Lê Quang Nhân (2015) "Nội soi khâu kín lỗ thủng thực quản bằng over-the-scope clip: một ca lâm sàng". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 19, tr. 39-42.
3. Nguyễn Công Minh (2013) "Hội chứng Boerhaave hay Hội chứng vỡ thực quản do nôn ói mạnh tại bệnh viên Chợ Rẫy và Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương trong 14 năm (1999-2012)". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 17, tr. 44-52.
4. Huu Vinh V., Viet Dang Quang N., Van Khoi N. (2019) "Surgical management of esophageal perforation: role of primary closure". Asian Cardiovasc Thorac Ann, 27 (3), tr. 192-198.
5. Chirica Mircea, Kelly Michael D., Siboni Stefano, Aiolfi Alberto, Riva Carlo Galdino, Asti Emanuelevà cộng sự (2019) "Esophageal emergencies: WSES guidelines". World Journal of Emergency Surgery, 14 (1), tr. 26.
6. Dickinson Karen Joanna, Blackmon Shanda H. (2015) "Endoscopic Techniques for the Management of Esophageal Perforation". Operative Techniques in Thoracic and Cardiovascular Surgery, 20 (3), tr. 251-278.
7. Soreide J. A., Viste A. (2011) "Esophageal perforation: diagnostic work-up and clinical decision-making in the first 24 hours". Scand J Trauma Resusc Emerg Med, 19, tr. 66.
8. Hasimoto C. N., Cataneo C., Eldib R., Thomazi R., Pereira R. S., Minossi J. G.và cộng sự (2013) "Efficacy of surgical versus conservative treatment in esophageal perforation: a systematic review of case series studies". Acta Cir Bras, 28 (4), tr. 266-71.
9. Misiak P., Jablonski S., Piskorz L., Dorozala L., Terlecki A., Wcislo S. (2017) "Oesophageal perforation - therapeutic and diagnostics challenge. Retrospective, single-center case report analysis (2009-2015)". Pol Przegl Chir, 89 (4), tr. 1-4.
10. White C. S., Templeton P. A., Attar S. (1993) "Esophageal perforation: CT findings". AJR Am J Roentgenol, 160 (4), tr. 767-70.
11. Brinster C. J., Singhal S., Lee L., Marshall M. B., Kaiser L. R., Kucharczuk J. C. (2004) "Evolving options in the management of esophageal perforation". Ann Thorac Surg, 77 (4), tr. 1475-83.
12. Attar S., Hankins J. R., Suter C. M., Coughlin T. R., Sequeira A., McLaughlin J. S. (1990) "Esophageal perforation: a therapeutic challenge". Ann Thorac Surg, 50 (1), tr. 45-9; discussion 50-1.
13. Young C. A., Menias C. O., Bhalla S., Prasad S. R. (2008) "CT features of esophageal emergencies". Radiographics, 28 (6), tr. 1541-53.
14. Mavroudis Constantine D., Kucharczuk John C. (2013) "Acute Management of Esophageal Perforation". Current Surgery Reports, 2 (1), tr. 34.
15. Sdralis E. I. K., Petousis S., Rashid F., Lorenzi B., Charalabopoulos A. (2017) "Epidemiology, diagnosis, and management of esophageal perforations: systematic review". Dis Esophagus, 30 (8), tr. 1-6.
16. Wright C. D., Mathisen D. J., Wain J. C., Moncure A. C., Hilgenberg A. D., Grillo H. C. (1995) "Reinforced primary repair of thoracic esophageal perforation". Ann Thorac Surg, 60 (2), tr. 245-8; discussion 248-9.
17. Blasberg Justin D., Wright Cameron D. (2015) "Management of Esophageal Perforation". Adult Chest Surgery. 2nd ed. McGraw-Hill,