GIÁ TRỊ NGHIỆM PHÁP GẮNG SỨC ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG PHÂN TẦNG NGUY CƠ BỆNH NHÂN WPW KHÔNG TRIỆU CHỨNG

Đình Phong Phan 1,2,, Văn Nhơn Bùi 2, Thanh Hưng Nguyễn 3
1 Viện Tim mạch Việt Nam, BV Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Hữu Nghị ĐK Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá giá trị nghiệm pháp gắng sức (Exercise Stress Test - EST) điện tâm đồ trong phân tầng nguy cơ bệnh nhân Wolff-Parkinson-White (WPW) không triệu chứngbằng đối chiếu với thăm dò điện sinh lý (Electrophysiology Studies - EPS). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến hành trên 35 bệnh nhân WPW không triệu chứng từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021 tại Viện Tim mạch Việt Nam, bệnh viện Bạch Mai. Các bệnh nhân được phân tầng nguy cơ bằng EST; kết quả sau đó được đối chiếu với kết quả EPS để đánh giá giá trị của nghiệm pháp. Các thông số chính được xác định bao gồm: độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự đoán âm tính. Kết quả: 34/35 bệnh nhân hoàn thành EST khi nhịp tim đạt tần số theo yêu cầu, 1 bệnh nhân phải ngừng EST do xuất hiện cơn tim nhanh, 6 bệnh nhân được phân tầng nguy cơ thấp bằng EST. EPS xác định 10 bệnh nhân là nguy cơ cao, 7/10 bệnh nhân này gây được cơn tim nhanh vào lại nhĩ thất (Atrioventricular Reentry Tachycardia - AVRT). Đối chiếu với kết quả EPS, EST có độ nhạy 90%, độ đặc hiệu 20%, giá trị dự đoán dương tính 31,1%, giá trị dự đoán âm tính 83,3% trong phân tầng nguy cơ bệnh nhân WPW không triệu chứng. Kết luận: EST là khả thi và an toàn đối với các bệnh nhân WPW không triệu chứng; EST trong phân tầng nguy cơ bệnh nhân WPW không triệu chứng có độ nhạy và giá trị dự đoán âm tính cao, độ đặc hiệu và giá trị dự đoán dương tính thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cohen M.I., Triedman J.K., Cannon B.C. và cộng sự. (2012). PACES/HRS Expert Consensus Statement on the Management of the Asymptomatic Young Patient with a Wolff-Parkinson- White (WPW, Ventricular Preexcitation) Electrocardiographic Pattern: Developed in partnership between the Pediatric and Congenital Electrophysiology Society (PACES) and the Heart Rhythm Society (HRS). Heart Rhythm, 9(6), 1006–1024.
2. 2Gibbons Raymond J., Balady Gary J. và cộng sự. (2002). ACC/AHA 2002 Guideline Update for Exercise Testing: Summary Article. Circulation, 106(14), 1883–1892.
3. Brugada J., Katritsis D.G., Arbelo E. và cộng sự. (2020). 2019 ESC Guidelines for the management of patients with supraventricular tachycardiaThe Task Force for the management of patients with supraventricular tachycardia of the European Society of Cardiology (ESC)Developed in collaboration with the Association for European Paediatric and Congenital Cardiology (AEPC). Eur Heart J, 41(5), 655–720.
4. Pappone C., Santinelli V., Rosanio S. và cộng sự. (2003). Usefulness of invasive electrophysiologic testing to stratify the risk of arrhythmic events in asymptomatic patients with Wolff-Parkinson-White pattern: Results from a large prospective long-term follow-up study. J Am Coll Cardiol, 41(2), 239–244.
5. Nguyễn Thanh Hải và cộng sự. (2019). Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý tim và kết quả điều trị hội chứng Wolff-Parkinson-White ở trẻ em bằng năng lượng sóng có tần số radio. 163.
6. Leitch J.W., Klein G.J., Yee R. và cộng sự. (1990). Prognostic value of electrophysiology testing in asymptomatic patients with Wolff-Parkinson-White pattern. Circulation, 82(5), 1718–1723.
7. Trần Văn Đồng và cộng sự. (2004). Nghiên cứu điện sinh lý và điều trị hội chứng Wolff-Parkinson-White bằng năng lượng sóng có tần số radio. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam số 38, 20-26.
8. Facc A.D.S., Yee R., Facc G.G. và cộng sự. Sensitivity and specificity of invasive and noninvasive testing for risk of sudden death in Wolff-Parkinson-White syndrome. 9.