ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA BÀI THUỐC “BẠCH PHỤ THANG” TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị của bài thuốc “Bạch Phụ thang” trên bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Đối tượng và phương pháp: 60 bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt Bệnh viện YHCT Trung ương. Đối tượng nghiên cứu được phân ngẫu nhiên làm 2 nhóm, dùng Bạch Phụ thang và dùng Xatral trong 30 ngày. Thang điểm IPSS, thang điểm QoL, lưu lượng nước tiểu trung bình và thể tích nước tiểu tồn dư được dùng để đánh giá hiệu quả điều trị. Kết quả: Bài thuốc “Bạch Phụ thang” làm giảm thang điểm IPSS, cải thiện thang điểm điểm chất lượng cuộc sống QoL, cải thiện các chỉ số về niệu động học, làm tăng lưu lượng nước tiểu, giảm thể tích nước tiểu tồn dư. Kết luận: Bài thuốc “Bạch Phụ thang” có tác dụng cải thiện tốt các triệu chứng về rối loạn tiểu tiện trên bệnh nhân tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bạch Phụ thang, tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Bửu Triều (2004), U xơ tuyến tiền liệt, Bách khoa thư bạn học. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. Tr. 293-297.
3. Health Quality Ontario (2006), Energy delivery systems for treatment of benign prostatic hyperplasia:an evidence-based analysis, Ont Health Technol Assess Ser.,6(17), 1-121.
4. Hoàng Bảo Châu (1995) “Phương thuốc cổ truyền”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. Tr. 156-189-190-296.
5. Nguyễn Nhược Kim (2009), “Thận Khí Hoàn, Phương Tễ học”, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. Tr 167-168.
6. Trần Lập Công(2011), “Nghiên cứu hiệu quả điều trị PĐLTTTL của trà tan Thủy long ”, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Lê Anh Thư (2004), “Đánh giá tác dụng của viên nang trinh nữ hoàng cung điều trị UPĐLTTTL”, Luận văn thạc sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Tân (2008), “Nghiên cứu tác dụng của cốm tan tiền liệt thanh giải trong điều trị bệnh phì đại lành tính tuyến tiền liệt”, Luận án tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội, tr 26-27-57-125