ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TRONG VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Minh Thành Nguyễn 1, Thị Phương Mai Trần 1, Trúc Ý Nhi Nguyễn 1, Thị Hương Quỳnh Bùi 1,2,
1 Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đã được chứng minh trong một số nghiên cứu là làm giảm thất bại điều trị, giảm thời gian nằm viện và tỷ lệ tử vọng. Tại Bệnh viện Thống Nhất, chương trình quản lý sử dụng kháng sinh và hoạt động dược lâm sàng được triển khai một cách thường quy với mục tiêu tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của chương trình quản lý kháng sinh (QLSDKS) và hoạt động dược lâm sàng trong việc sử dụng hợp lý kháng sinh điều trị bệnh nhân đợt cấp COPD. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, so sánh trước sau được tiến hành trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có chẩn đoán đợt cấp COPD, điều trị tại khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Thống Nhất. Nghiên cứu gồm 2 giai đoạn trước và sau khi triển khai chương trình QLSDKS và hoạt động dược lâm sàng: Giai đoạn 1: từ 6/2018 – 5/2019 (n = 110); Giai đoạn 2: từ 6/2019 – 5/2020 (n = 107). Tính hợp lý của khánh sinh được đánh giá dựa theo phác đồ GOLD 2019 và Bộ Y tế 2018. Tiêu chí chính để đánh giá hiệu quả của chương trình QLSDKS và can thiệp dược lâm sàng là tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý. Kết quả: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 73,7 ± 11,3, nam giới chiếm 88,9%. Đa số bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp COPD mức độ trung bình. Cephalosporin thế hệ III và fluoroquinolone là các nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất trên bệnh nhân. Tỷ lệ bệnh nhân được sử dụng kháng sinh kinh nghiệm hợp lý ở cả 2 giai đoạn là 84,8%. Sự can thiệp của chương trình QLSDKS và dược lâm sàng giúp làm tăng có ý nghĩa thống kê tỷ lệ sử dụng kháng sinh kinh nghiệm hợp lý (90,8% so với 78,8%). Kết luận: Chương trình QLSDKS và hoạt động dược lâm sàng giúp cải thiện tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh điều trị đợt cấp COPD. Cần tuân thủ các hướng dẫn điều trị đợt cấp COPD để sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. The Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease Program. (2019). Global Strategy for the Diagnosis, Management, and Prevention of Chronic Obstructive Lung Disease. https://goldcopd.org.
2. Bộ Y Tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Ban hành kèm theo Quyết định số 3874/QĐ-BYT ngày 26/06/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế). 2018.
3. Phan Quang Khải, Đặng Nguyễn Đoan Trang. (2016). Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại khoa Nội tổng hợp - bệnh viện Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 20 (2), tr. 183 – 187.
4. López-Campos JL, Hartl S, Pozo-Rodriguez F, Roberts CM; European COPD Audit team. Antibiotic Prescription for COPD Exacerbations Admitted to Hospital: European COPD Audit. PLoS One, 10 (4), 1-12.
5. Mathew I E, Baby A, Joseph S, K.P G. (2017). Study on clinical pharmacist-initiated interventions on COPD and asthma patients. Journal of Pharmaceutical Sciences and Research, 9, 1212-1216.Sha J, Worsnop C J, Leaver B A, Vagias C. (2020). Hospitalised exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease: adherence to guideline recommendations in an Australian teaching hospital. Intern Med J, 50 (4), 453-459.
6. Ismail N, Lat I, Abualfoual M, (2018), "Evaluating the impact of pharmacist intervention on medication error rates in icu patients", Critical Care Medicine, 46 (1), pp. 596.
7. Bao Z, Ji C, Hu J, Luo C, et al, (2018), "Clinical and economic impact of pharmacist interventions on sampled outpatient prescriptions in a Chinese teaching hospital", BMC health services research, 18 (1), pp. 519-519.
8. Hope N H, Ray S M, Franks A S, Heidel E, (2010), "Impact of an educational intervention on steroid prescribing and dosing effect on patient outcomes in COPD exacerbations", Pharm Pract (Granada), 8 (3), pp. 162-166.
9. Hohl C M, Partovi N, Ghement I, Wickham M E, et al, (2017), "Impact of early in-hospital medication review by clinical pharmacists on health services utilization", PLoS One, 12 (2), pp. e0170495.