NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI LÂM SÀNG CỦA CÁC KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM VÙNG MẶT DO CHẤN THƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả hình thái lâm sàng của các khuyết hổng phần mềm vùng mặt do chấn thương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả đặc điểm các khuyết hổng phần mềm vùng mặt mặt do chấn thương đến khám và điều trị tại Trung tâm Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Trung Ương Huế trong khoảng thời gian từ 03/2021 đến 10/2021. Kết quả: Khuyết hổng dạng elip chiếm đa số 46,9% kế đến hình tam giác chiếm 34,4%. Các khuyết hổng thường có bờ nham nhở (30/32 trường hợp), tổ chức dập nát hoại tử và dị vật tổ chức (25/32 trường hợp). Khuyết hổng cho một đơn vị giải phẫu ở vùng má chiếm 84,4% cao nhất và khuyết hổng 2 đơn vị gặp cao nhất vùng trán – lông mày 9,4%. Kích thước khuyết hổng có chiều dài từ 2,5 – 4cm chiếm tỷ lệ cao nhất (43,7%). Trong khi đó chiều rộng khuyết hổng trong khoảng 1–1,5cm chiếm tỷ lệ cao nhất 59,4%. Kết luận: Hiểu biết rõ được hình thái lâm sàng của các khuyết hổng phần mềm vùng mặt do chấn thương giúp xây dựng lên phương pháp tạo hình các khuyết hổng phần mềm vùng mặt mang lại hiệu quả cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
vết thương khuyết hổng vùng mặt, tạo hình vàng mặt
Tài liệu tham khảo
2. Trần Xuân Phú (2012), Nghiên cứu hình thái lâm sàng và kết quả phẫu thuật tạo hình các tổn khuyết phần mềm vùng mặt bằng vạt tại chỗ, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại học Y dược Huế.
3. Phạm Văn Liệu (2011), "Dịch tễ học gãy xương hàm dưới nghiên cứu trong 8 năm tại bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng". Y học thực hành, 748: tr.49 - 52.
4. Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Toại (2006), "Tình hình chấn thương hàm mặt điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện trường Đại học Y khoa Huế (từ 11/2003 - 11/2005)". Tập san thông tin Y học Bệnh viện Trường Đại học Y khoa Huế.
5. Lê Thanh Huyền, Hoàng Tiến Công (2011), Tình hình chấn thương răng hàm mặt điều trị tại bệnh viên đa khoa trung ương Thái Nguyên năm 2011. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 89: tr.270 - 275.
6. Nguyễn Tiến Huy (2011), Đánh giá tình hình sử dụng kỹ thuật tạo hình trong điều trị chấn thương phần mềm hàm mặt tại bệnh viện đa khoa Saint Paul, in Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Nguyễn Dân Dân, Đỗ Văn Tú (2020) Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình tổn khuyết phần mềm vùng mặt bằng vạt tại chỗ và vạt lân cận tại bệnh viện Quân y 175. Tạp chí Y Dược thực hành, 21: tr.71 - 78.
8. Johnson AR, Egeler SA, Wu WW, et al. (2019), "Facial reconstruction after Mohs surgery: a critical review of defects involving the cheek, forehead, and perioral region". Journal of Craniofacial Surgery, 30: p.400-407.