TÌNH TRẠNG NHA CHU VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ 5, 12 TUỔI DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2015

Việt Cường Vi 1,, Quốc Hùng Phạm 2
1 Đại học Quốc tế Hồng Bàng
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm đánh giá tình trạng nha chu ở trẻ 5, 12 tuổi dân tộc Thái tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu được hoàn thành vào tháng 5/2015 với 473 trẻ 5 tuổi tại 9 trường mầm non và 476 trẻ 12 tuổi tại 9 trường trung học cơ sở. Nghiên cứu theo phương pháp điều tra và phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2013. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ chảy máu nướu xếp loại trung bình với 21,8% ở trẻ 5 tuổi và 43,1% ở trẻ 12 tuổi. Tỷ lệ vôi răng là 6,3% ở trẻ 5 tuổi và 68,7% ở trẻ 12 tuổi. Tỷ lệ mảng bám là 52,2% ở trẻ 5 tuổi và 81,3% ở trẻ 12 tuổi. Trung bình sextant vôi răng là 0,11 ở trẻ 5 tuổi và 1,42 ở trẻ 12 tuổi; vôi răng phần lớn ở 1/3 bề mặt răng về phía cổ răng. Trung bình sextant mảng bám là 1,37 ở trẻ 5 tuổi và 2,36 ở trẻ 12 tuổi. Điểm số OHI-S của trẻ 5 tuổi xếp loại tốt (0,32±0,42); không có sự chênh lệch giữa trẻ nam và nữ; mảng bám chiếm phần lớn, chỉ số PI cao hơn so với chỉ số CI. Điểm số OHI-S của trẻ 12 tuổi xếp loại khá (1,54±0,66). Chỉ số PI nam (0,71±0,28) cao hơn nữ (0,55±0,28), chỉ số OHI-S nam (1,69±0,68) cao hơn nữ (1,38±0,64) có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tất cả các trẻ cần được hướng dẫn, chăm sóc vệ sinh răng miệng. Có 68,7% trẻ 12 tuổi cần được cạo vôi răng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2018). Oral Health. Geneva, Switzerland.
2. GBD (2017). Disease and Injury Incidence and Prevalence Collaborators. Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 328 diseases and injuries for 195 countries, 1990–2016: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016. Lancet. 2017;390(10100):1211–1259
3. Nazir, M., Al-Ansari, et al. (2020). Global Prevalence of Periodontal Disease and Lack of Its Surveillance. TheScientificWorldJournal, 2020, 2146160. https://doi.org/10.1155/2020/2146160
4. Chính phủ (2011). Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định số 122/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
5. World Health Organization (2013). Oral health surveys: Basis methods, 5th edition, France.
6. Trần Thị Phương Đan (2012). Tình trạng sức khỏe răng miệng của người dân Đồng bằng sông Cửu Long và các yếu tố liên quan. Luận án Tiến sỹ Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Thị Thảo Trinh (2011). Tình trạng bệnh nha chu, nha chu học sinh dân tộc K’ho và Kinh tuổi 12,15 tại tỉnh Lâm Đồng năm 2010. Luận án chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
8. Trần Thanh Tuấn (2014). Nghiên cứu tình trạng sức khỏe răng miệng và các yếu tố liên quan của trẻ em 12 và 15 tuổi tại các trường trung học cơ sở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2013. Luận án chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Dược Cần Thơ.