BIẾN CHỨNG MỞ MỐNG MẮT CHU BIÊN BẰNG ND: YAG LASER DỰ PHÒNG GLÔCÔM GÓC ĐÓNG NGUYÊN PHÁT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá biến chứng của phương pháp cắt mống mắt chu biên bằng Nd: YAG laser dự phòng glocom góc đóng nguyên phát. Đối tượng và phương pháp: 124 mắt glocom tiềm tàng trên bệnh nhân glocom góc đóng cơn cấp nguyên phát được đưa vào nghiên cứu từ Bệnh viện Mắt Trung ương, Bệnh viện Mắt Hà Đông và Khoa Mắt, Bệnh viện Quân y 103 trong thời gian từ 01/2018 đến 11/2019. Nghiên cứu can thiệp theo dõi dọc theo thời gian, tất cả các bệnh nhân được điều trị cắt MMCB bằng laser dự phòng, thời gian theo dõi ít nhất 1 năm. Kết quả: Tất cả các mắt điều trị dự phòng đều đạt hiệu quả nhãn áp tốt sau 1 năm theo dõi. XHTP xảy ra trên 22 mắt (17,7%) chủ yếu độ 1 (18/22 mắt) hay gặp hơn khi tiến hành laser ở vị trí xa chu biên (77,3%). Bỏng giác mạc chu biên xảy ra trên 14 mắt (11,2%), trong đó 10 mắt 1 nốt bắn, 4 mắt 2 nốt bắn, xuất hiện nhiều hơn trong nhóm tiền phòng nông (<2,5mm) (85,7%) và được laser ở vị trí sát với chân mống mắt (92,8%). Nhãn áp được đo sau thủ thuật 24 giờ, trung bình 20,07±3, 56 (16-24 mmHg), tăng trung bình 4,68 ±2,41 (3-7 mmHg), tăng nhiều hơn trên nhóm mắt có mống mắt dày (72,7%) Viêm màng bồ đào (VMBĐ) trước xảy ra 24/124 mắt (19,35%), ở mức độ nhẹ Tyndall (+), cải thiện hoàn toàn sau 3,47±1,36 (3-5 ngày), xuất hiện nhiều hơn trên mắt dày sắc tố mống mắt (75%). Dính bít lỗ cắt mống mắt chu biên xảy ra trên 17/124 mắt (13,7%), nhiều hơn trên nhóm mắt có sắc tố mống mắt dày (76,5%) và lỗ cắt mống mắt nhỏ chưa đảm bảo >150µm (100%). Kết luận: Phương pháp cắt mống mắt chu biên bằng Nd: YAG laser khá an toàn, mặc dù có một tỷ lệ tai biến, biến chứng nhất định nhưng ở mức độ nhẹ, có thể can thiệp dễ dàng không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Glôcôm góc đóng cấp, cắt mống mắt chu biên, YAG laser, tai biến, biến chứng
Tài liệu tham khảo
2. Đỗ Tấn, Nguyễn Văn Cường. Biến chứng của phẫu thuật cắt mống mắt chu biên kết hợp laser tạo hình mống mắt chu biên trong điều trị glôcôm góc đóng cơn cấp không cắt cơn không kèm theo đục thể thủy tinh. Tạp chí Y học Việt Nam, 504: 237-243, 2021
3. Beckman H, Barraco R, Sugar S, et al. Laseriridectomies. Am J Ophthalmol. 1971;72:393.
4. Pollock IP. Use of argon laser energy to produce iridotomies. Trans Am Ophthalmol Soc. 1979;77:674.
5. Taniguchi T, Rho SH, Gotoh Y, et al. Intraocular pressure rise following Q-switched neodymium:YAG laser iridotomy. Ophthalmic Laser Ther. 1987;2:99.
6. Robin AL. Medical management of acute post-operative intraocular pressure rises associated with anterior segment ophthalmic laser surgery. Int Ophthalmol.1990;30:102.
7. RadhakrishnanS,Chen P, Junk AK, et al. Laser peripheral iridotomy in primary angle closure: a report by the American Academy of Ophthalmology. Ophthalmology. 2018;125:1110. symptoms following laser peripheral iridotomy. J Glaucoma. 2005;14:364.
8. Lai JS, Tham CC, Chua JK, et al. Laser peripheral iridoplasty as initial treatment of acute attack of primary angle-closure: a long-term follow-up study. J
9. Go FJ, Kitazawa Y. Complications of peripheral iridectomy in primary angle-closure glaucoma. Jpn JOphthalmol. 1981;25:222