THỰC TRẠNG RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý TẠI KHOA TÂM THẦN BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Ngọc Trần 1,2, Minh Tâm Dương 1,2,
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức Khỏe Tâm Thần - Bệnh Viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu mô tả thực trạng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở khoa Tâm thần bệnh viện Nhi trung ương. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, thực hiện trên 67 trẻ được chẩn đoán xác định là rối loạn tăng động giảm chú ý theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM - V tại khoa Tâm thần bệnh viện Nhi trung ương. Kết quả cho thấy phần lớn trẻ ADHD được chẩn đoán ở độ tuổi 6 – 10 tuổi và trung bình là 7,3 ± 1,3. Có 6,0% trẻ nhẹ cân và 13,4% trẻ sinh thiếu tháng. Có tới 32,8% trẻ được sinh mổ và 1,5% trẻ có can thiệp forceps. Rối loạn tâm thần phối hợp thường gặp là rối loạn giao tiếp (53,7%), tiếp theo là rối loạn bướng bỉnh chống đối (38,8%). 2 rối loạn ít gặp nhất và cùng tỷ lệ 7,5% là các dấu hiệu trầm cảm, lo âu và rối loạn Tic. Đa phần trẻ ADHD có chỉ số IQ mức độ trung bình với tỷ lệ 44,8% và có tới 13,4% trẻ chậm phát triện trí tuệ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thomas R, Sanders S, Doust J, Beller E, Glasziou P. Prevalence of attention-deficit/hyperactivity disorder: a systematic review and meta-analysis. Pediatrics. 2015;135(4):e994-1001. doi:10.1542/peds.2014-3482
2. Silk TJ, Malpas CB, Beare R, et al. A network analysis approach to ADHD symptoms: More than the sum of its parts. PloS One. 2019;14(1):e0211053. doi:10.1371/journal.pone.0211053
3. Lacramioara Spetie, Eugene L.Arnold. Chapter 5.1.1. Attention – Deficit Hyperactivity Disorder. In: Lewis’s Child and Adolescent Psychiatry: A Comprehensive Textbook. 5th ed. Wolters Kluwer Health; 2017.
4. Riddle MA, Yershova K, Lazzaretto D, et al. The Preschool Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder Treatment Study (PATS) 6-year follow-up. J Am Acad Child Adolesc Psychiatry. 2013;52(3):264-278.e2. doi:10.1016/j.jaac.2012.12.007
5. Fleck K, Jacob C, Philipsen A, et al. Child impact on family functioning: a multivariate analysis in multiplex families with children and mothers both affected by attention-deficit/hyperactivity disorder (ADHD). Atten Deficit Hyperact Disord. 2015;7(3):211-223. doi:10.1007/s12402-014-0164-8
6. Germinario EAP, Arcieri R, Bonati M, et al. Attention-deficit/hyperactivity disorder drugs and growth: an Italian prospective observational study. J Child Adolesc Psychopharmacol. 2013;23(7):440-447. doi:10.1089/cap.2012.0086
7. Wang T, Liu K, Li Z, et al. Prevalence of attention deficit/hyperactivity disorder among children and adolescents in China: a systematic review and meta-analysis. BMC Psychiatry. 2017;17:32. doi:10.1186/s12888-016-1187-9
8. DuPaul GJ, Gormley MJ, Laracy SD. Comorbidity of LD and ADHD: implications of DSM-5 for assessment and treatment. J Learn Disabil. 2013; 46(1):43-51. doi:10.1177/ 0022219412464351