ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU BỤNG MẠN TÍNH TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH NĂM 2021

Thị Kiều Anh Trần 1,, Văn Tuấn Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh đau bụng mạn tính trẻ em tại Bệnh viện trường ĐHYK Vinh năm 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phân tích ca bệnh. Kết quả: Nghiên cứu trên 189 bệnh nhi đau bụng mạn tính chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi, tỷ lệ nam/nữ: 1,38/1. Tiền sử gia đình bị viêm dạ dày - tá tràng là 15,87%, viêm đại tràng 13,76%;  viêm mũi dị ứng 6,35%, mày đay chiếm 4,23%. 16,40% trẻ có cơn đau bụng thức giấc buổi tối, 10,05% sụt cân không rõ nguyên nhân. Đau bụng do tổn thương chức năng là 31,00% , 1,06% Migraine bụng, 65,08% trưởng hợp (41/63 trẻ) có tổn thương nội soi dạ dày. Kết quả điện não đồ với 35,71% trẻ có tổn thương trên điện não đồ (5/14). 10,05% trẻ điều trị bằng can thiệp tâm lý. Phương pháp điều trị dùng thuốc bao gồm kháng sinh, nhuận tràng, chống co thắt, chống trào ngược, kháng histamin. Tỷ lệ khỏi bệnh 78,84%; 21,16% trẻ bệnh còn tái diễn. Kết luận: Đau bụng mạn tính ở trẻ em có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với biểu hiện chung là đau bụng trẻ còn có kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như nôn, tiêu chảy, táo bón và thức giấc nửa đêm,… Điều trị bằng dùng thuốc kết hợp với các biện pháp như thay đổi chế độ ăn, bổ sung probiotic. Tuy nhiên biện pháp can thiệp tâm lý vẫn chưa được áp dụng nhiều.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Nam Trà, Nguyễn Gia Khánh (2006), “Bài giảng nhi khoa tập I”, Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 213-273
2. Phạm Thị Ngọc Tuyết (2011), Đau bụng mạn ở học sinh trung học cơ sở tại Quận 1, TP HCM: tỷ lệ mắc và mối liên quan với các yếu tố sang chấn tâm lý, Luận án tiến sỹ Y học, Đại học Y dược TP. HCM.
3. Nguyễn Thị Thơ, Nguyễn Gia Khánh (2002). Nhận xét biểu hiện lâm sàng và một số ảnh hưởng trong đau bụng tái diễn không thực tổn ở trẻ em tuổi hoc đường. Nhi Khoa tập 10. Nhà xuất bản Y học, Hà nội: 215-225.
4. Benninga MA, Faure C. “Childhood functional gastrointestinal Disorders: neonate/toddler”, Gastroenterology. 2016,150(6):1443-1445.e 2.
5. Nguyễn Phúc Thịnh (2014), Bệnh loét dạ dày tá tràng ở trẻ em do HP tại BV Nhi đồng 1. Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh * Tập 18.
6. Kalpesh Thakkar, Leon Chen, Mary E. Tessier, and Mark A. Gilger(2014). Outcomes of Children After Esophagogastroduodenoscopy for Chronic Abdominal Pain. Section of Pediatric Gastroenterology, Hepatology and Nutrition, Baylor College of Medicine, Houston, Texas.
7. Lê Sĩ Hùng (2019), Đau bụng mạn tính do rối loạn chức năng đường tiêu hoá ở trẻ em tuổi học đường, Tạp chí Y học Cộng đồng số 5, trang 33-39.