THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP RỐI LOẠN GIỌNG NÓI Ở NỮ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Anh Tuấn Lê 1,, Thị Minh Hương Lương 2, Tiến Dũng Phạm 1, Thành Quân Nguyễn 1
1 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng rối loạn giọng nói (RLGN) và hiệu quả can thiệp cải thiện RLGN ở 476 nữ giáo viên tiểu học (GVTH) huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp không đối chứng. Kết quả: 87,82% GVTH ở huyện Gia Lâm có tỷ lệ RLGN cao, trong đó RLGN chức năng chiếm 78,71%, các RLGN thực thể chiếm 21,29%. Nghiên cứu can thiệp vệ sinh giọng nói, luyện giọng và điều trị bệnh lý tai mũi họng (TMH) và bệnh trào ngược họng thanh quản (LPR) có hiệu quả tốt đối với RLGN, làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ của RLGN. Can thiệp cũng làm cải thiện các triệu chứng của các bệnh lý kèm theo, cụ thể với LPR trước can thiệp có 46,3%, ở lần khám thứ 2 còn 13,4%. Bệnh lý TMH kèm theo trước can thiệp là 28,7% giáo viên, ở lần khám thứ 2 còn 7.9 %, p<0,05. Kết luận: Tỷ lệ RLGN ở nữ GVTH chiếm tỷ lệ cao, can thiệp bằng luyện giọng và điều trị nội khoa đem lại hiệu quả cao đối với RLGN ở các GVTH.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Byeon H (2019), The Risk Factors Related to Voice Disorder in Teachers: A Systematic Review and Meta-Analysis. Int J Environ Res Public Health; 16(19).
2. Mathieson Lesley (2001), Voice pathology: Greene & Mathieson’s The voice & its disorders. London and Philadelphia: Whurr Publishers; 2001.
3. Preciado-López J, Pérez-Fernández C, Calzada-Uriondo M, Preciado-Ruiz P. (2008), Epidemiological study of voice disorders among teaching professionals of La Rioja, Spain. J Voice;22(4):489-508.
4. Trần Duy Ninh (2001), Đánh giá thực trạng rối loạn giọng nói của nữ giáo viên tiểu học ở Thành phố Thái Nguyên và hiệu quả một số biện pháp can thiệp: Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, Trường Đại học Y khoa Thái nguyên.
5. Chang BA, MacNeil SD, Morrison MD, Lee PK (2015), The Reliability of the Reflux Finding Score Among General Otolaryngologists. J Voice; 29(5):572-577.
6. Ford CN (2005), Evaluation and management of laryngopharyngeal reflux. Jama. ;294(12):1534-1540.
7. Nguyen Duy Duong, Kenny DT (2009), Effects of muscle tension dysphonia on tone phonation: acoustic and perceptual studies in Vietnamese female teachers. J Voice. 2009;23(4):446-459.
8. Pereira ER, Tavares EL, Martins RH (2015), Voice Disorders in Teachers: Clinical, Videolaryngoscopical, and Vocal Aspects. J Voice. 2015;29(5):564-571.