ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN CÓ VIDEO HỖ TRỢ CHO BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ

Anh Khoa Dương1,, Quốc Kính Nguyễn 2
1 Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp
2 Trung tâm gây mê và hồi sức ngoại khoa Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh hiệu quả kiểm soát đường thở bằng đèn soi thanh quản có video hỗ trợ (Uescope) và đèn soi thanh quản với lưỡi đèn Macintosh cho bệnh nhân phẫu thuật chấn thương cột sống cổ. Đánh giá sự an toàn, tác dụng không mong muốn đặt nội khí quản bằng đèn soi thanh quản có video hỗ trợ và đèn soi thanh quản với lưỡi đèn Macintosh cho bệnh nhân phẫu thuật chấn thương cột sống cổ. Phương pháp nghiên cứu: Trên 80 bệnh nhân phẫu thuật chấn thương cột sống cổ gồm nhóm I dùng đèn đặt NKQ có Video hỗ trợ (n = 40) và nhóm II đặt NKQ bằng lưỡi đèn Macintosh (n = 40). Theo dõi tỷ lệ thành công lần 1, Cormack và Lehane, POGO, thời gian đặt NKQ tính theo giây, theo dõi độ khó đặt NKQ và theo dõi Huyết động trước 1 phút, sau 1 phút, sau 5 phút đặt NKQ và theo dõi đau họng, khàn tiếng, chấn thương miệng họng hầu sau mổ. Kết quả: độ Cormack và Lehane nhóm I thấp hơn nhóm II p < 0,05 , tỷ lệ  POGO của nhóm I cao hơn nhóm II với p < 0,05, thời gian đặt NKQ của nhóm I nhanh hơn nhóm II với p < 0,05, tỷ lệ thành công của nhóm I cao hơn nhóm II với p < 0,05. Mạch, Huyết áp trung bình sau đặt NKQ 1 phút của nhóm I thấp hơn của nhóm II có sự khác biệt với p < 0,05, đau họng, khàn tiếng sau đặt NKQ của nhóm I thấp hơn của nhóm II với p < 0,05. Kết luận: Tỷ lệ POGO của nhóm I cao hơn nhóm II, Video hỗ trợ nhìn thanh môn rõ hơn đèn soi thanh quản Macintsh vì độ Cormack và Lehane nhóm I thấp hơn nhóm II (p < 0,05), tỷ lệ đặt thành công lần đầu của nhóm I cao hơn của nhóm II với p < 0,05, thời gian đặt NKQ của nhóm I nhanh hơn nhóm II có sự khác biệt với p < 0,05, điểm IDS của nhóm I thấp hơn của nhóm II với p < 0,05 và huyết động sau đặt NKQ 1 phút của nhóm II thay đổi nhiều hơn nhóm I với p < 0,05, tỷ lệ đau họng, khàn tiếng sau mổ của nhóm I thấp hơn của nhóm II với p < 0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Maria Michailldou et al (2012), “Acomparison of Video laryngoscopy to direct laryngoscopy for the Emergency Intubation of Trauma Patients”, World journal of Surgey DOI 10.1007/s00268-104-2845-z.
2. Michael F. Aziz et al (2012), “Comparative Effectiveness of the C-MAC Video Laryngoscope versus Direct Laryngoscopy in the Setting of the Predicted Difficult Airway”, Anesthesiology; 116: 515-7.
3. Xeu F. S, G. H. Zhang et al (2007), “The clinical assessmant of Glidescope in orotracheal intubation under general anesthesia”, Minerva anestesiol 73:451-7.
4. Gusen Seok Choi et al (2011), “A comparative study on the usefulness of the Glidescope or Macintosh laryngoscope when intubating normal airways”, Korean j Anesthesiol 60(5): 339-343.
5. Roya Ymul MD et al (2016), “Comparison of three video laryngoscopy devices to direct laryngoscopy for intubating obese patients: a randomized trial”, Journal of Clinical Anesthesia 31, 71-77.
6. Roya Yumul MD et al (2016), “Comparison of the C-MAC video laryngoscope to a flexible fiberoptic scope for intubation with cervical spine immobilization”, Journal of Anesthesia 31, 46-52.
7. Ali Qe et al (2017), “A comparative evaluation of king vision video laryngoscope (channelled blade), McCoy and Macintosh laryngoscopes for tracheal intubation in patiens with immobiliezed cervical spine”, Sri Lankan of anaesthesiology: 25(2): 70-75
8. Atabak Najafi et al (2014), “Postoperative sore throat after laryngoscopy with Macintosh or glidescope video laryngoscope blade in normal airway patients”, Anesth pain med 3(3); et 5136.
9. Kalingarayar S et all (2017). “Airway trauma during diffcult intubation from the frying pan into the fre?”, Indian J Anaesth 2017, 61, 437-439.