HẢO SÁT KÍCH THƯỚC SÀN SỌ TRƯỚC QUA NỘI SOI TRÊN XÁC NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát kích thước sàn sọ trước (chiều dài, chiều rộng) qua nội soi trên xác người Việt Nam trưởng thành và tìm mối liên hệ giữa các kích thước này. Đối tượng và phương pháp: Tiến hành phẫu tích qua nội soi trên 10 thi thể người Việt Nam trưởng thành. Đo chiều dài sàn sọ trước (từ thành sau xoang trán đến mảnh ngang xương bướm), chiều rộng sàn sọ trước (giữa hai thành trong ổ mắt) tại vị trí động mạch sàng trước (ĐMST), động mạch sàng sau (ĐMSS) và thành trước xoang bướm. Kết quả: Chiều dài trung bình của sàn sọ trước là 32,33±4,72mm. Chiều rộng sàn sọ trước tại vị trí ĐMST, ĐMSS và thành trước xoang bướm lần lượt là 23,75±1,42mm; 25,90±2,70mm và 26,85±1,66mm. Những kích thước này ở nam đều lớn hơn ở nữ. Trong đó, chiều rộng sàn sọ tại ĐMST là nhỏ nhất và tại thành trước xoang bướm là lớn nhất. Có mối tương quan chặt giữa chiều dài sàn sọ và chiều rộng sàn sọ tại ĐMST. Kết luận: Kiểm soát được các giới hạn của sàn sọ trước qua nội soi, xác định và bảo vệ thành trong ổ mắt và thần kinh thị quan trọng cho phẫu thuật an toàn. Khảo sát kích thước sàn sọ trước qua nội soi có thể hữu ích trong phẫu thuật tái tạo khuyết tổn sàn sọ và ước lượng kích thước cửa sổ sàn sọ trong phẫu thuật u hố sọ trước.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nội soi sàn sọ trước, kích thước sàn sọ trước, giải phẫu sàn sọ trước
Tài liệu tham khảo
2. Batra Pete S, Kanowitz Seth J, Luong Amber (2010), "Anatomical and technical correlates in endoscopic anterior skull base surgery: a cadaveric analysis", Otolaryngology-Head Neck Surgery, 142 (6), pp.827-831.
3. Cavallo Luigi M, Messina Andrea, Cappabianca Paolo, et al. (2005), "Endoscopic endonasal surgery of the midline skull base: anatomical study and clinical considerations", Neurosurgical focus, 19 (1), pp.1-14.
4. Jho H-D, Ha H-G (2004), "Endoscopic endonasal skull base surgery: Part 1-The midline anterior fossa skull base", min-Minimally Invasive Neurosurgery, 47 (01), pp.1-8.
5. Nicolai Piero, Battaglia Paolo, Bignami Maurizio, et al. (2008), "Endoscopic surgery for malignant tumors of the sinonasal tract and adjacent skull base: a 10-year experience", 22 (3), pp.308-316.
6. Park Sung Joon, Kim Hyun‐Jik, Kim Dong‐Young, et al. (2017). Radioanatomic study of the skull base and septum in Asians: implications for using the nasoseptal flap for anterior skull‐base reconstruction. in International forum of allergy & rhinology. Wiley Online Library.
7. Sargi Zoukaa, Casiano Roy R. (2017), "Anterior Skull base resection. ", Endoscopic sinonasal dissection guide (including orbit and skull base), 2nd ed, Thieme, New York, chapter 29, pp.108-113.
8. Wang Shousen, Lv Jian, Xue Liang, et al. (2014), "Anatomic study and clinical significance of extended endonasal anterior skull base surgery", Neurology India, 62 (5), pp.525.
9. Wormald Peter-John (2018), "Endoscopic Resection of Anterior cranial Fossa Tumors", Endoscopic Sinus Surgery 4th ed, Thieme Medical Publishers, New York, chapter 20, pp.273-289.
10. Wormald Peter-John (2018), "Setup and Ergonomics of Endoscopic Sinus Surgery", Endoscopic Sinus Surgery, 4th ed, Thieme, New York, chapter 1, pp.1-5.