KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN CHO BỆNH NHÂN BỎNG CHẤT ĂN MÒN: KINH NGHIỆM QUA 5 TRƯỜNG HỢP

Mạnh Hùng Trần 1,, Trung Kiên Nguyễn 1, Trung Kiên Cù 1, Thị Nhã Vũ 1
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả ngắn hạn và dài hạn phẫu thuật tạo hình lại đường tiêu hóa trên cho bệnh nhân bị bỏng do chất ăn mòn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:  5 trường hợp bao gồm 1 trường hợp bỏng thực quản, 4 trường hợp bỏng cả thực quản và dạ dày do chất ăn mòn gây co rút chít hẹp, thắt chặt thực quản và dạ dày đã được phẫu thuật thành công tạo hình đường tiêu hóa trên tại Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Bạch Mai từ 3/ 2021 đến 11/2021. Kết quả nghiên cứu: 1 trường hợp cắt bỏ thực quản, tạo hình thực quản bằng dạ dày; 4 trường hợp cắt bỏ toàn bộ thực quản và dạ dày, tạo hình đường tiêu hóa trên bằng hồi đại tràng phải. Thời gian mổ ngắn nhất là 5 tiếng, dài nhất là 8 tiếng. Không có tai biến phẫu thuật, không phải truyền máu trong và sau mổ, một trường hợp viêm phổi sau mổ. Thời gian nằm viện sau mổ ngắn nhất là 9 ngày, dài nhất 18 ngày. Kiểm tra, theo dõi sau mổ 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng tất cả 5 bệnh nhân khỏe mạnh, ăn uống tốt, không bị trào ngược và đã tăng cân. Kết luận: Chất ăn mòn có thể gây tổn thương nghiêm trọng thực quản hoặc cả thực quản và dạ dày. Tạo hình lại đường tiêu hóa trên bằng hồi đại tràng phải cho những bệnh nhân phai cắt bỏ toàn bộ thực quản và dạ dày do chất ăn mòn là phương pháp an toàn và hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kluger Y, Ishay OB, Sartelli M, Katz A, Ansaloni A, Gomez CA, et al. Caustic ingestion management: World society of emergency surgery preliminary survey of expert opinion. World J Emerg Surg. 2015;10:48. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
2. Contini S, Scarpignato C. Caustic injury of the upper gastrointestinal tract: A comprehensive review. World J Gastroenterol. 2013;19:3918–30. [PMC free article] [PubMed] [GoogleScholar]
3. Hamza AF, Abdelhay S, Sherif H, Hasan T, Soliman H, Kabesh A, et al. Caustic esophageal strictures in children: 30 years' experience. J Pediatr Surg. 2003;38(6):828–33. [PubMed] [Google Scholar
4. Meena BL, Narayan KS, Goyal G, Sultania S, Nijhawan S. Corrosive injuries of the upper gastrointestinal tract. J Dig Endosc. 2017;8:165–9. [Google Scholar]
5. Keh SM, Onyekwelu N, McManus K, McGuigan J. Corrosive injury to upper gastrointestinal tract: Still a major surgical dilemma. World J Gastroenterol. 2006;12:5223–8. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
6. Gerald F. O’Malley. Caustic Substances Poisoning. American Association of Poison Control Centers: 1-800-222-1222
7. Bassiouny IE, Bahnassy AF. Transhiatal esophagectomy and colonic interposition for caustic esophageal stricture. J Pediatr Surg. 1992; 27(8):1091 – 5. [PubMed] [Google Scholar]
8. Bita Shahbazzadegan, Mehdi Samadzadeh, Iraj Feizi, and Yousef Shafaiee. Management of Esophageal Burns Caused by Caustic Ingestion: A Case Report Iran Red Crescent Med J. 2016 Nov; 18(11): e12805. Published online 2016 Mar 8. doi: 10.5812/ ircmj.12805.
9. Maier A, Pinter H, Tomaselli F, Sankin O, Gabor S, Ratzenhofer-Komenda B, et al. Retrosternal pedicled jejunum interposition: an alternative for reconstruction after total esophago-gastrectomy. EurJCardiothorac Surg. 2002; 22(5): 661–5. [PubMed] [Google Scholar].