NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CÁC MỐC GIẢI PHẪU VÙNG HỐ CHÂN BƯỚM KHẨU CÁI QUA NỘI SOI XÁC TƯƠI NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH

Văn Công Ngô 1,, Đình Tú Nguyễn 1, Minh Trường Trần 1
1 Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hố chân bướm khẩu cái là một vùng giải phẫu nằm sâu và có thành phần cấu trúc mạch máu phức tạp, cần nắm rõ khi điều trị các bệnh lý khối u vùng mũi xoang hay thắt động mạch cầm máu. Hiểu rõ đặc điểm giải phẫu qua nội soi của hố chân bướm khẩu cái để tiếp cận vùng này an toàn. Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm các mốc giải phẫu hố chân bướm khẩu cái qua nội soi phẫu tích xác tươi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Từ tháng 9/2020 đến tháng 6/2021, chúng tôi phẫu tích 10 xác tươi tại bộ môn Giải Phẫu – Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh và ghi lại đặc điểm các mốc giải phẫu hố chân bướm khẩu cái. Kết quả: Khoảng cách trung bình từ gai mũi trước tới thành sau xoang hàm là 64,4 ± 6,89mm. Khoảng cách trung bình từ gai mũi trước tới mào sàng là 59,38 ± 4,47mm. Khoảng cách trung bình từ gai mũi trước tới động mạch hàm trong là 62,68 ± 5,73mm. Đường kính động mạch hàm trong trung bình là 3,3 ± 0,72mm. Đường kính động mạch bướm khẩu cái trung bình là 2,5 ± 0,61mm. Phân nhánh động mạch hàm trong gồm các nhánh chính là động mạch huyệt răng sau trên, động mạch dưới ổ mắt, động mạch khẩu cái xuống và nhánh tận là động mạch bướm khẩu cái. Động mạch bướm khẩu cái sau khi ra khỏi lỗ bướm khẩu cái để vào hốc mũi chia làm 2 nhánh chính trong 20% trường hợp, 80% chỉ có 1 nhánh chính. Bàn luận: Nghiên cứu cung cấp các đặc điểm về mạch máu hố chân bướm khẩu cái qua nội soi. Từ đó ứng dụng trong thắt nút động mạch chọn lọc trong các cuộc phẫu thuật các khối u hốc mũi, xoang, hố CBKC và các vùng khác của nền sọ hay thay cho nhét bấc mũi sau để kiểm soát chảy máu mũi

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fortes FS, Sennes LU, Carrau RL, Brito R, Ribas GC, Yasuda A, Rodrigues AJ Jr, Snyderman CH, Kassam AB (2008), Endoscopic anatomy of the pterygopalatine fossa and the transpterygoid approach: development of a surgical instruction model, Laryngoscope, Jan; 118(1), pp. 44-9.
2. Hosseini SM, Borghei P. Rhinocerebral mucormycosis: pathways of spread (2005), Eur Arch Otorhinolaryngol, 262: pp. 932–938.
3. Nouraei SA, Maani T, Hajioff D, et al. Outcome of endoscopic sphenopalatine artery occlusion for intractable epistaxis: A 10-year experience (2007), Laryngoscope, 117, pp. 1452–1456.
4. Solares CA, Ong YK, Snyderman CH (2010), Transnasal endoscopic skull base surgery: what are the limits?, Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg, 18(1), pp. 1-7.
5. Tajudeen BA, Kennedy DW (2017), Thirty years of endoscopic sinus surgery: What have we learned?, World J Otorhinolaryngol Head Neck Surg, 3(2), pp. 115–121.
6. Lê Thị Mộng Thu (2018), "Đánh giá hiệu quả đốt động mạch bướm khẩu cái qua nội soi điều trị chảy máu mũi tại Bệnh viện Chợ Rẫy", Tạp chí Y hoc TPHCM. tập 22, pp. 88-91
7. Bùi Thái Vi (2001), "Nghiên cứu cấu trúc của mào sàng và lỗ bướm khẩu cái để định vị động mạch bướm khẩu cái, ứng dụng trong phẫu thuật nội soi thắt mạch bướm khẩu cái", Luận án tiến sĩ Y học. Đại Học Y Dược TPHCM.
8. W. E. Bolger (2005), "Endoscopic transpterygoid approach to the lateral sphenoid recess: surgical approach and clinical experience", Otolaryngol Head Neck Surg. 133(1), pp. 20-6.
9. F. G. Padua and Voegels, R. L. (2008), "Severe posterior epistaxis-endoscopic surgical anatomy", Laryngoscope. 118(1), pp. 156-61.L. Rudmik and Smith, T. L. (2012), "Management of intractable spontaneous epistaxis", Am J Rhinol Allergy. 26(1), pp. 55-60.
10. L. Rudmik and Smith, T. L. (2012), "Management of intractable spontaneous epistaxis", Am J Rhinol Allergy. 26(1), pp. 55-60.
11. Võ Công Minh (2020), "Nghiên cứu các mốc giải phẫu hố chân bướm khẩu cái qua nội soi góp phần ứng dụng trong phẫu thuật Tai Mũi Họng", Luận án tiến sĩ Y học. Đại học Y dược TP.HCM.
12. J. K. Kim, Cho, J. H., Lee, Y. J., et al. (2010), "Anatomical variability of the maxillary artery: findings from 100 Asian cadaveric dissections", Arch Otolaryngol Head Neck Surg. 136(8), pp. 813-8.