PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH THÙY THÁI DƯƠNG

Viết Thắng Lê 1,, Thụy Minh An Lê 1, Phạm Bảo Quốc Nguyễn 1, Văn Tuấn Lê 1, Huệ Đức Nguyễn1, Anh Tuấn Phạm 1, Minh Anh Nguyễn 1
1 Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu. Đánh giá vai trò và kết quả phẫu thuật điều trị động kinh thùy thái dương. Phương pháp. Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định động kinh thùy thái dương phù hợp cộng hưởng từ sọ não và điện não đồ (thoả tiêu chuẩn lâm sàng – hình ảnh học – điện sinh lý). Nghiên cứu can thiệp trên một nhóm dân số, so sánh trước và sau điều trị, từ 01/2016 – 12/2020 tại khoa Ngoại Thần Kinh, bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Kết quả: Trong 56 bệnh nhân, tỉ lệ là 26 nam: 30 nữ, tuổi trung bình 39,2. Tất cả trường hợp có cơn động kinh cục bộ (100%), cơn cục bộ đơn giản (30,4%), cơn cục bộ phức tạp (69,6%). Vị trí tổn thương ở vỏ não thái dương (71,4%) và thái dương trong (28,6%). Thời gian theo dõi trung bình 12 tháng (6-48 tháng), 87,5% bệnh nhân hết cơn động kinh sau phẫu thuật. Thuốc chống động kinh giảm trong 100% trường hợp so với trước phẫu thuật. Kết luận: Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ cao hết cơn động kinh sau phẫu thuật động kinh thùy thái dương có sang thương, thành công trong việc giảm thuốc chống động kinh. Chúng tôi tin tưởng rằng phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả cao, biến chứng thấp trong động kinh thùy thái dương có sang thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Asadi-Pooya A. A., Ashjazadeh N., et al (2014), ”Management of epilepsy in resource-limited areas: Establishing an epilepsy surgery program in Iran”, Med J Islam Repub Iran, 2014; 28 (1):24.
2. Lim K. S., Ahmad S. A. B., Narayanan V., Rahmat K., et al (2017), “Level 4 comprehensive epilepsy program in Malaysia, a resource-limited country”, Neurology Asia 2017; 22(4), pp. 299 – 305.
3. Rocque B., Davis M., McClugage S. G., et al (2018), “Surgical treatment of epilepsy in Vietnam: program development and international collaboration”, Neurosurg Focus 45 (4):E3, pp. 1-6.
4. Shih Y. H., Lirng J. F., Yen D. Y., Ho D. M. T. (2003). Surgery of intractable temporal lobe epilepsy presented with structural lesions. J Chin Med Assoc. 2003;66(10); pp. 565-571.
5. Sen A., Jette N., Husain M., Sander J. W. (2020), “Epilepsy in older people”, The Lancet, Volume 395, ISSUE 10225, pp. 735-748
6. Wiebe S., Girvin J. P., Blume W. T., Elisasziw (2001), “A randomized, controlled trial of surgery for temporal-lobe epilepsy”, The New England Journal of Medicine, Volume 345, Number 5, pp. 311-318.