NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA VẬN TỐC SÓNG MẠCH (PULSE WAVE VELOCITY-PWV) VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH BẰNG THANG ĐIỂM SYNTAX Ở BỆNH NHÂN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH

Đình Linh Nguyễn 1, Thị Kim Ngân Hồ 1, Đức Hùng Trần 2,
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa PWV với một số yếu tố nguy cơ (YTNC) và mức độ tổn thương động mạch vành (ĐMV) bằng thang điểm SYNTAX ở bệnh nhân (BN) bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (BTTMCBMT). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Nhóm bệnh gồm 60 người bị BTTMCBMT được chẩn đoán xác định bằng phương pháp chụp ĐMV qua da có hẹp ≥ 50% đường kính lòng mạch, đánh giá mức độ tổn thương ĐMV bằng thang điểm SYNTAX và nhóm chứng gồm 33 người nghi ngờ bị BTTMCBMT nhưng chụp ĐMV không tổn thương. Cả 2 nhóm đều  được đo PWV. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm BTTMCBMT và nhóm chứng tương ứng là: 67,05 ± 12,04 và 67,67 ± 6,80 năm, p>0,05. PWV của nhóm BTTMCBMT (15,90 ± 1,49 m/s) cao hơn nhóm chứng (13,32 ± 1,98 m/s), p<0,05. Có sự tương quan mức độ vừa giữa PWV với điểm SYNTAX (r=0,477; p<0,05). Điểm cắt của PWV để dự báo tổn thương ĐMV là 14,45 m/s. Kết luận: PWV ở nhóm BTTMCBMT cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa. PWV có tương quan mức độ vừa với điểm SYNTAX. Điểm cắt của PWV để dự báo tổn thương ĐMV là 14,45 m/s.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wang H., Naghavi M., Allen C., et al. (2016) "Global, regional, and national life expectancy, all-cause mortality, and cause-specific mortality for 249 causes of death, 1980–2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015", The Lancet, 388(10053), 1459-1544.
2. Vlachopoulos C., Aznaouridis K., Terentes-Printzios D., et al. Prediction of cardiovascular events and all-cause mortality with brachial-ankle elasticity index: a systematic review and meta-analysis. Hypertension. 2012;60(2):556–562.
3. Nam H.J., Jung I.H., Kim J., et al (2012) Association between brachial-ankle pulse wave velocity and occult coronary artery disease detected by multi-detector computed tomography. International journal of cardiology, 157(2): 227-232.
4. Chung CM., Tseng Y., Lin YS., et al. (2015), "Association of brachial-ankle pulse wave velocity with atherosclerosis and presence of coronary artery disease in older patients", Clinical interventions in aging, 10, 1369.
5. Zhang F., Liu J., Huang W., et al. (2013), "Associations of SYNTAX score with serum homocysteine and brachial-ankle pulse wave velocity", Journal of Chinese Practical Diagnosis and Therapy, 2013, vol.2.
6. Sun S., Zhengjun Q.I., Shao X., et al. (2015), "Assessment value of brachial-ankle pulse wave velocity on severity of coronary disease in patients with coronary heart disease", Chinese Journal of cardiovascular Rehabilitation Medicine, 24(5), 512-515.
7. Kim HJ., Nam JS., Park JS., et al. Usefulness of brachial-ankle pulse wave velocity as a predictive marker of multiple coronary artery occlusive disease in Korean type 2 diabetes patients. Diabetes Res Clin Pract. 2009; 85(1):30–34.
8. Nam HJ., Jung IH., Kim J., et al. Association between brachial-ankle pulse wave velocity and occult coronary artery disease detected by multidetector computed tomography. Int J Cardiol. 2012;157(2):227–232.